Mã trường: CDD0203
Tuyển sinh năm 2024
Chương trình Cao
đẳng Biên phiên dịch Nhật Việt nhắm đến mục tiêu đào tạo sinh
viên có kỹ năng nghề nghiệp, có thể làm việc được trong môi trường thực tế
(liên quan đến tiếng Nhật và doanh nghiệp Nhật Bản), không chú trọng tính học
thuật, hàn lâm.
Chương trình gồm hai phần: cơ bản và nâng cao (biên phiên dịch).
Cả hai phần sẽ áp dụng triết lý đào tạo tiên tiến của thế giới, chuyển việc dạy
ngoại ngữ như là sự truyền đạt KIẾN THỨC sang huấn luyện NĂNG LỰC ngôn ngữ.
– Việc áp dụng chương trình giảng dạy theo Khung
JFS của Japan Foundation sẽ giúp sinh viên vừa học
ngữ pháp, từ vựng một cách hệ thống, vừa sử dụng được chúng trong thực tế (phát
huy tổng lực nghe, nói, đọc, viết), vừa tích lũy được kiến thức về văn hóa – xã
hội Nhật Bản.
– Mục tiêu là, hết năm thứ nhất sinh viên sẽ đạt trình độ Sơ cấp
Nhật ngữ, hết năm thứ hai sinh viên sẽ đạt trình độ Trung cấp Nhật ngữ và có
kinh nghiệp biên phiên dịch thực tế.
– Yêu cầu tốt nghiệp: Khi tốt nghiệp, phải có bằng N3 hoặc thi đậu kỳ thi nội bộ trường,
tương đương năng lực N3 của Japan Foundation, đồng thời, công bố ít nhất một
sản phẩm dịch thuật hoàn chỉnh.
Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở chỗ kiểm tra sự ghi
nhớ kiến thức mà phải kiểm tra khả năng thực hành. Để kiểm tra việc tiếp thu
kiến thức, có thể dùng các đề thi viết, thi vấn đáp… nhưng để kiểm tra khả năng
làm, khả năng thực hành, thì sinh viên phải thực hiện một sản phẩm, dự án cụ
thể.
Việc cho sinh viên thực hiện một sản phẩm sẽ giúp
quá trình học tập trở nên sinh động, thực tiễn, giúp việc học đi ra ngoài trang
sách và gắn với thực tế.
Rèn luyện kỹ năng team-work (làm việc nhóm):
dân chủ, thảo luận, tương tác, hợp tác.
Sản phẩm được chia sẻ công khai trên website, blogs, mạng xã hội
của lớp và khoa, nên sẽ thành công cụ để sinh viên/nhóm SV tự giới thiệu về bản
thân với nhà tuyển dụng. Do đó, sinh viên phải học cách làm cho sản phẩm của
mình hoàn thiện nhất trong khả năng có thể, phải thể hiện được sự tiến bộ của
bản thân qua lịch sử các sản phẩm mình đã thực hiện và chia sẻ.
Chương trình này dựa trên giáo trình Marugoto, là giáo trình được biên soạn phù hợp
với Bộ chuẩn 6 cấp độ của Japan Foundation, thống nhất với Bộ chuẩn của Châu Âu.
Học
hết Học kỳ 1, sinh viên đạt được năng lực
chuẩn A1 của JFS, có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các
từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân
và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống,
người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm,
rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
Học
hết học kỳ 2, sinh viên đạt gần đến chuẩn
A2 của JFS, đạt trình độ tương đương Năng lực N5 của Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ
hiện hành.
Học
hết học kỳ 3, sinh viên đạt chuẩn A2
của JFS, có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên
quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi
mua hàng, hỏi đường, việc làm); có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn
giản, quen thuộc hằng ngày; có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung
quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
Học
hết học kỳ 1, sinh viên đạt trình độ
tương đương N4 (Chuẩn 5 cấp độ cũ) và tương đương Khoảng giữa A2 và B1 (theo
Chuẩn 6 cấp độ mới)
Học hết học kỳ 2, sinh viên sẽ hiểu được khi người Nhật nói bằng các cách diễn đạt
chuẩn, trong những môi trường gần gũi với cuộc sống như công ty, trường học,
nơi giải trí…; – Có thể xử lý được khi giao tiếp với người Nhật về các vấn đề
cơ bản trong công việc, du lịch…; – Có thể viết được những đoạn văn đơn giản,
mạch lạc về các vấn đề mình quan tâm trong cuộc sống…; – Có thể trình bày, giải
thích ngắn gọn về các kế hoạch riêng, các sự kiện mình quan tâm, về những ước
mơ hay những nguyện vọng hay những trải nghiệm của mình.
Học
hết học kỳ 3, sinh viên đạt trình độ N3
hay B1 của JFS, có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ
thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của
bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có
thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có
thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm,
nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
Ngoài ra sinh viên phải học các môn chuyên ngành về Biên phiên
dịch, như sau:
§
Lý thuyết dịch thuật Nhật Việt 1
§
Thực
hành dịch Nhật Việt 1
§
Lý
thuyết dịch thuật Nhật Việt 2
§
Thực
hành dịch Nhật Việt 2
§
Thực
hành dịch nói 1
§
Thực
hành dịch Nhật Việt 3
§
Thực
hành dịch nói 2
§
Thực
hành dịch Việt – Nhật
Các môn kinh tế, văn hóa, văn học, lịch sử… Nhật Bản được dạy theo hướng giúp sinh viên tích lũy kiến thức các chuyên môn nói trên thông qua tích lũy năng lực ngôn ngữ của từng lĩnh vực đó. Chương trình không dạy người chuyên về kinh tế, văn hóa, văn học, lịch sử… Nhật Bản, mà dạy người giỏi tiếng Nhật, có thể sử dụng được tiếng Nhật trong lĩnh vực nói trên.