www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn

Mã trường: 8844

Tuyển sinh năm 2024

Pháp Luật

538
Trung Cấp
Chính quy
9,000,000 VNĐ/năm
Xét Học Bạ
Nhận hồ sơ đến hết tháng 12
Khai giảng nhập học hàng tháng
2 năm
200.000 VNĐ/tháng
40
500.000 VNĐ/ tháng
Việt Nam
truongquoctesaigon@gmail.com
41 An Nhơn, Phường 17, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Phường 17, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Mô tả ngành:

Ngành Pháp Luật là gì? Ra trường làm gì? Thực tế hiện nay, học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Cơ hội việc làm của nghề luật là rất lớn, không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo… Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Ngành Pháp Luật học những gì? Sinh viên học ngành này tại Trường sẽ được trang bị kiến thức một cách hệ thống về: Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Môi trường, Luật Đất đai, Công pháp Quốc tế, Tư pháp Quốc tế, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật Thi hành án dân sự, Công chứng, chứng thực; Xây dựng văn bản pháp luật, Kiến tập nghiệp vụ (Cơ quan công chứng, VP công chứng, bộ phận tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính tại UBND các cấp), Luật sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh, . . . Ngoài ra sinh viên còn được trang bị những kiến thức bổ trợ như: Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại, lao động; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng tư vấn pháp luật, . . . Học ngành Pháp Luật ra trường làm gì? Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức pháp luật nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sinh viên có thể đảm nhận tại công việc tại: - Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. - Các cơ quan hành chính Tư pháp, Công an, Kiểm sát, Thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, trung tâm trợ giúp pháp lý… - Có cơ hội thuận lợi để thăng tiến trong sự nghiệp với các chức vụ trong các cơ quan. Cơ hội nghề nghiệp ngành Pháp Luật ra sao? Cơ hội việc làm của ngành Pháp luật trong tương lai rất cao, do nhu cầu của về tư vấn pháp luật, thực hiện các thủ tục pháp lý thông qua dịch vụ ngày càng nhều, các văn phòng luật sư, các phòng công chứng tư mở ra ngày càng nhiều, đang rất cần nguồn nhân lực. Sinh viên có thể đảm nhận công việc tại:  Công chức hành chính Tư pháp, Công an, Kiểm sát, Thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện: Nhiệm vụ và công việc phải làm: + Soạn thảo văn bản hành chính, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hợp đồng dân sự; giải quyết tranh chấp; giải quyết khiếu nại + Tác nghiệp, quản lý và lưu trữ hồ sơ vụ án, hồ sơ thi hành án; tống đạt giấy tờ. + Phát hiện và giải quyết các vấn đề pháp lý thuộc các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hành chính, lao động, kinh doanh - thương mại, pháp luật về tố tụng.  Công chức cơ sở cấp xã: Tư pháp, Hộ tịch viên: Nhiệm vụ và công việc phải làm: + Thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch: kết hôn, khai sinh, khai tử; + Thực hiện quản lý đăng ký giao dịch đảm bảo, hành vi công chứng, chứng thực; + Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; + Tổ chức hội nghị tuyên truyền; + Quản lý hoạt động hoà giải và trực tiếp tham gia hoà giải những tranh chấp nhỏ về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại; + Soạn thảo văn bản hành chính, văn bản áp dụng quy phạm, văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tin tuyển sinh các hệ khác: