www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Bài viết về NC tâm lý, tính cách nghề nghiệp

Lý thuyết chọn nghề của John Holand

Lý thuyết mật mã Holland (Holland codes) thuộc nhóm Lý thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề, được phát triển bởi nhà tâm lý học John Holland (1919-2008). Ông được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Có thể nói, lý thuyết mật mã Holland là lý thuyết thực tế nhất, có nền tảng nghiên cứu nhất và được các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài nước Mỹ sử dụng nhiều nhất.

Nội dung cơ bản Lý thuyết mật mã Holland đưa ra một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp:

• Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc.

• Hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm quản Lý; Nhóm nghiệp vụ.

Nội dung cơ bản của 6 nhóm tính cách theo Lý thuyết mật mã Holland được thể hiện trong hình dưới đây:

Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm trọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: Nghiên cứu – Kỹ thuật, Nghệ thuật – Xã hội… Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét nhiều hơn một nhóm tính cách để thực sự xác định được nhóm nào phù hợp với mình hơn cả.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

– Một người (nam hay nữ) thuộc cả sáu nhóm:

Có những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng rộng, trải đều cả 6 nhóm. Thông thường những người có đặc điểm này phải mất một thời gian dài mới tìm được công việc mình thực sự yêu thích. Cũng có trường hợp, họ sẽ làm một số công việc cùng một lúc.

– Một người (nam hay nữ) không thuộc về nhóm nào:

Có những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng rất thấp ở tất cả các nhóm, gần như không nổi trội ở nhóm nào. Thông thường, những người có đặc điểm này cần phải có cơ hội trải nghiệm thêm ở những môi trường hoạt động khác nhau trước khi hiểu bản thân hơn. Có những trường hợp, các em học sinh có khả năng về mỹ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ nhưng không được gia đình khuyến khích hoặc chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực này thì khó có thể biết được những sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình.

– Một người (nam hay nữ) thuộc về hai nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp đối lập nhau:

Có những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng nghề nghiệp ở các nhóm đối lập nhau, ví dụ như nghiệp vụ và nghệ thuật; xã hội và kỹ thuật; quản lý và nghiên cứu. Thông thường, những người có đặc điểm này thường cảm thấy mâu thuẫn với chính bản thân vì các đặc điểm của hai nhóm đối lập rất khác nhau. Những người này sau khi hiểu được bản thân và học được cách kết hợp, dung hòa giữa hai nhóm sẽ tìm được câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của đời mình.

Ý nghĩa và áp dụng Lý thuyết mật mã Holland được áp dụng rộng rãi đối với người bắt đầu tìm hiểu sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân và có ý nghĩa quan trọng đối với các tư vấn viên cũng như người được tư vấn. Thông qua việc sử dụng kết quả nghiên cứu của lý thuyết này (trắc nghiệm sở thích), người được tư vấn sẽ nhận thức rõ hơn về bản thân, biết được bản thân thuộc nhóm nào (hay các nhóm nào) và có cơ sở để đối chiếu sở thích, khả năng của bản thân với những yêu cầu của các ngành nghề thuộc nhóm sở thích đã xác định. Từ đó, đưa ra định hướng nghề nghiệp hoặc quyết định chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai. Khi sử dụng lý thuyết này, tư vấn viên nên cố gắng đưa ra các tình huống, câu hỏi để giúp người được tư vấn nhận ra được những định kiến giới, phân biệt đối xử giới có ảnh hưởng tới việc nhận thức bản thân và quyết định nghề nghiệp của người được tư vấn. Tư vấn viên có thể giúp người được tư vấn tìm hiểu thêm các nhóm nghề khác nhau để kiểm định kết quả trắc nghiệm về nhóm nghề của mình. Tư vấn viên không nên có thái độ cho rằng nam giới hay nữ giới thì phải thuộc nhóm tính cách nhất định nào đó mới đúng.

Trong thực tế hướng nghiệp ở nước ta, nếu sử dụng tốt các trắc nghiệm theo lý thuyết Mật mã Holland sẽ rất hữu dụng cho những người được tư vấn trong việc quyết định hướng học, chọn nghề, chọn ngành, chọn trường để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. Thực tế cho thấy, nếu sử dụng tốt Lý thuyết mật mã Holland sẽ giúp học sinh hiểu rõ thực lực bản thân và bớt hoang mang khi đưa ra quyết định lựa chọn con đường phù hợp với bản thân. Nhờ đó, các em không phải cố gắng thi đậu vào đại học hay cao đẳng bằng bất kỳ giá nào, bất kể ngành nghề đó có phù hợp với mình hay không.

LÝ THUYẾT CHỌN NGHỀ CỦA JOHN HOLAND TRONG HƯỚNG NGHIỆP

Lý thuyết mật mã Holland (Holland codes) thuộc nhóm Lý thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề, được phát triển bởi nhà tâm lý học John Holland (1919-2008). Ông được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Có thể nói, lý thuyết mật mã Holland là lý thuyết thực tế nhất, có nền tảng nghiên cứu nhất và được các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài nước Mỹ sử dụng nhiều nhất.

Nội dung cơ bản Lý thuyết mật mã Holland đưa ra một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp:

• Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc.

• Hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm quản Lý; Nhóm nghiệp vụ.

Nội dung cơ bản của 6 nhóm tính cách theo Lý thuyết mật mã Holland được thể hiện trong hình dưới đây:

Mô hình Holland trong hướng nghiệp

Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm trọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: Nghiên cứu – Kỹ thuật, Nghệ thuật – Xã hội… Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét nhiều hơn một nhóm tính cách để thực sự xác định được nhóm nào phù hợp với mình hơn cả.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

– Một người (nam hay nữ) thuộc cả sáu nhóm:

Có những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng rộng, trải đều cả 6 nhóm. Thông thường những người có đặc điểm này phải mất một thời gian dài mới tìm được công việc mình thực sự yêu thích. Cũng có trường hợp, họ sẽ làm một số công việc cùng một lúc.

– Một người (nam hay nữ) không thuộc về nhóm nào:

Có những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng rất thấp ở tất cả các nhóm, gần như không nổi trội ở nhóm nào. Thông thường, những người có đặc điểm này cần phải có cơ hội trải nghiệm thêm ở những môi trường hoạt động khác nhau trước khi hiểu bản thân hơn. Có những trường hợp, các em học sinh có khả năng về mỹ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ nhưng không được gia đình khuyến khích hoặc chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực này thì khó có thể biết được những sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình.

– Một người (nam hay nữ) thuộc về hai nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp đối lập nhau:

Có những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng nghề nghiệp ở các nhóm đối lập nhau, ví dụ như nghiệp vụ và nghệ thuật; xã hội và kỹ thuật; quản lý và nghiên cứu. Thông thường, những người có đặc điểm này thường cảm thấy mâu thuẫn với chính bản thân vì các đặc điểm của hai nhóm đối lập rất khác nhau. Những người này sau khi hiểu được bản thân và học được cách kết hợp, dung hòa giữa hai nhóm sẽ tìm được câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của đời mình.

Ý nghĩa và áp dụng Lý thuyết mật mã Holland được áp dụng rộng rãi đối với người bắt đầu tìm hiểu sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân và có ý nghĩa quan trọng đối với các tư vấn viên cũng như người được tư vấn. Thông qua việc sử dụng kết quả nghiên cứu của lý thuyết này (trắc nghiệm sở thích), người được tư vấn sẽ nhận thức rõ hơn về bản thân, biết được bản thân thuộc nhóm nào (hay các nhóm nào) và có cơ sở để đối chiếu sở thích, khả năng của bản thân với những yêu cầu của các ngành nghề thuộc nhóm sở thích đã xác định. Từ đó, đưa ra định hướng nghề nghiệp hoặc quyết định chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai. Khi sử dụng lý thuyết này, tư vấn viên nên cố gắng đưa ra các tình huống, câu hỏi để giúp người được tư vấn nhận ra được những định kiến giới, phân biệt đối xử giới có ảnh hưởng tới việc nhận thức bản thân và quyết định nghề nghiệp của người được tư vấn. Tư vấn viên có thể giúp người được tư vấn tìm hiểu thêm các nhóm nghề khác nhau để kiểm định kết quả trắc nghiệm về nhóm nghề của mình. Tư vấn viên không nên có thái độ cho rằng nam giới hay nữ giới thì phải thuộc nhóm tính cách nhất định nào đó mới đúng.

Trong thực tế hướng nghiệp ở nước ta, nếu sử dụng tốt các trắc nghiệm theo lý thuyết Mật mã Holland sẽ rất hữu dụng cho những người được tư vấn trong việc quyết định hướng học, chọn nghề, chọn ngành, chọn trường để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. Thực tế cho thấy, nếu sử dụng tốt Lý thuyết mật mã Holland sẽ giúp học sinh hiểu rõ thực lực bản thân và bớt hoang mang khi đưa ra quyết định lựa chọn con đường phù hợp với bản thân. Nhờ đó, các em không phải cố gắng thi đậu vào đại học hay cao đẳng bằng bất kỳ giá nào, bất kể ngành nghề đó có phù hợp với mình hay không.

=>TRẮC NGHIỆM NGAY