www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề kỹ sư hạt nhân

Việt Nam đang cho tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Từ hiện tại cho đến tương lai, chắc chắn sẽ rất cần đến tài năng của những người được gọi là kỹ sư hạt nhân.

1. Tổng quan nghề kỹ sư hạt nhân

Kỹ sư hạt nhân là người thiết kế, tạo ra các thiết bị hay các quy trình vận hành được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân và tìm kiếm các phương pháp xử lý chất thải hạt nhân một cách an toàn. Cũng chính họ là người nghiên cứu và về các vấn đề kỹ thuật, áp dụng các nguyên tắc và lý thuyết về khoa học để phát triển những cách thức giúp con người hưởng lợi từ việc kiểm soát và sử dụng nguồn năng lượng này.

2. Nghề kỹ sư hạt nhân làm gì?

Tuy bộ phận chính của kỹ sư hạt nhân là người thiết kế, phát triển về hạt nhân, nhưng không phải tất cả các kỹ sư hạt nhân đều tập trung vào ngành nghiên cứu vật lý. Họ cũng sử dụng kiến thức chuyên môn của mình vào các ngành chăm sóc sức khỏe hay nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Một số kỹ sư hạt nhân thực hiện việc giám sát hoạt động của các nhà máy năng lượng hạt nhân. Họ có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn và giám sát đội ngũ kỹ sư hoặc kỹ thuật viên khác nhằm giúp nhà máy vận hành hiệu quả và an toàn. Cụ thể là, các kỹ sư hạt nhân chuyên môn hóa trong 3 nhóm chính:

Trong nhà máy 

  • Đảm bảo các nhà máy hoạt động tuân thủ theo luật. Trong các nhà máy sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích thương mại không tránh khỏi những hành vi sai trái có ý thức để tư lợi, nhiệm vụ của các kỹ sư này là quản lý, tổ chức hoạt động lành mạnh cho công ty, nhà máy. Cán bộ quản lý, vận hành, kĩ thuật viên bảo dưỡng, sửa chữa cho các nhà máy hạt nhân. Số lượng nguồn nhân lực này phụ thuộc vào công nghệ, vào số lượng tổ máy, việc đào tạo cán bộ vận hành các tổ máy điện hạt nhân cần thời gian không ít hơn 10 năm, thời gian đào tạo kĩ thuật viên cho các nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa sẽ ít hơn.
  • Chịu trách nhiệm về an ninh và an toàn trong nhà máy. Làm việc trong môi trườg có mức độ độc hại cao, các kỹ sư ở cấp cao có trách nhiệm đảm bảo nơi làm việc.
  • Giám sát các kĩ thuật viên.

Trong Viện nghiên cứu

Các kỹ sư làm việc cho trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D). Đây là đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, có năng lực triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ để hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất có thể cho vận hành an toàn, kinh tế các nhà máy hạt nhân. Có thể các trung tâm này là viện nghiên cứu (chính) hay một phần nhỏ thuộc các trường đại học. Khi các đơn vị nghiên cứu là cơ sở hỗ trợ kĩ thuật, họ có thể thực hiện nhiệm vụ của công ty điện lực đưa ra, cũng như nhiệm vụ cơ quan pháp quy hạt nhân đưa ra, tuy nhiên, từng nhiệm vụ khoa học công nghệ phải được thực hiện bởi đơn vị độc lập.

  • Theo dõi, đo lường mức độ phóng xạ và viết báo cáo hằng kỳ, thiết kế, xây dựng các nhà máy hoặc thiết bị mới. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân không chỉ đơn giản do các kỹ sư xây dựng thiết kế mà còn phải tham khảo qua rất nhiều ý kiến của các chuyên gia hạt nhân để đảm bảo độ bền sử dụng và an toàn cho các công nhân làm việc tại đây.
  • Thực hiện các công việc bảo trì, tu sửa máy móc.
  • Lên kế hoạch xả thải chất thải hạt nhân đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Các kỹ sư đảm nhiệm vị trí này có vai trò rất quan trọng trong hệ thống nhà máy hiện nay. Họ phải lên kế hoạch, thiết kế máy móc sao cho mức độ độc hại thải ra môi trường là thấp nhất, đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.
  • Khi đóng cửa nhà máy hạt nhân, công việc sẽ bao gồm việc dỡ bỏ các cấu trúc, máy móc đã xây dựng, đảm bảo chất phóng xạ được xử lý an toàn.

Trong bộ phận pháp quy hạt nhân, cán bộ quản lý nhà nước về hạt nhân

Thông thường, nguồn nhân lực này là các cán bộ giỏi, có kiến thức và kinh nghiệm, được lựa chọn từ các công ty nhà máy, hoặc từ các cơ sở nghiên cứu liên quan. Nhiệm vụ của họ là nhìn ra các vấn đề liên quan đến an toàn của các nhà máy hạt nhân, để đưa ra được các yêu cầu, hay quy định về an toàn để bảo vệ con người và môi trường.

3. Kỹ sư hạt nhân làm việc ở đâu?

Hầu hết kỹ sư hạt nhân làm việc trong văn phòng nhưng một số cũng làm việc trong các nhà máy điện hạt nhân. Trong nhà máy, họ có thể phải làm việc bảy ngày một tuần, cả ban ngày và ban đêm. Nếu làm công việc nghiên cứu và phát triển họ cũng làm việc liên tục nhiều giờ liền. Họ có thể làm việc tư vấn, những người này sẽ phải đi công tác tùy thuộc vào vị trí địa lý của khách hàng của họ.

Theo PGS.TS. Hà Huy Bằng, Phó Chủ nhiệm khoa Vật lý – ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội thì sau khi tốt nghiệp ngành học này (Công nghệ hạt nhân), sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc giaViện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, các trường ĐH, CĐ; các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, trong ngành Năng lượng hạt nhân…

Ngoài ra, sinh viên đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau như ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ hoặc có thể tiếp tục học lên cao như thạc sĩ, tiến sĩ…