Hiểu như thế nào về ngành quản lý thông tin?
Quản
lý thông tin (Information Management) liên quan đến hoạt động của một tổ
chức gồm: thu thập thông tin từ một hoặc nhiều nguồn, giám sát và phân phối
thông tin đó cho những bộ phận liên quan xử lý, cuối cùng là lưu trữ theo
một hệ thống đồng nhất. Ngành học này có một ví trí quan trong trong doanh
nghiệp vì tính chất bảo mật là một yêu cầu rất cao trong thời đại thông tin có
thể “loạn” hoặc “nhiễu” bất kỳ lúc nào.
Hiểu như thế nào về ngành quản lý
thông tin?
Sinh
viên được cung cấp chuyên môn về tất cả những khâu về quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, cấu trúc, xử lý, kiểm soát, đánh giá và báo cáo các hoạt động thông tin. Tất
cả các quá trình phải đáp ứng nhu cầu về sự liên quan chặt chẽ, tránh chồng
chéo lẫn nhau, điều này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công của tổ
chức - chiến lược.
Ngoài
ra, sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng tư vấn, xây dựng và quản trị các hệ
thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức hoặc thư viện. Đồng
thời còn được trang bị hệ thống về khả năng quản trị thông tin. Người quản trị
không nhất thiết giỏi về IT nhưng phải biết được vai trò, chức năng của công
nghệ thông tin, phải có kiến thức kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp và
biết cách thu thập, xử lý thông tin.
Tố chất cần có của một sinh viên
ngành Quản lý thông tin
- Có kỹ năng
quản lý thời gian, sắp xếp công việc logic
- Có kỹ năng
lập kế hoạch, thu thập thông tin
- Nghiêm túc,
nhẫn nại trong công việc.
- Kỹ năng
ngoại ngữ tốt để có thể phân tích thêm các thông tin có yếu tố nước ngoài
- Kỹ năng
giao tiếp, đàm phán, thuyết phục
- Khả năng
phân tích, tổng hợp các dữ liệu thông tin từ nhiều góc độ
- Đam mê quản
lý, yêu thích công nghệ
- Kiên trì,
nhẫn nại, biết giữ bí mật, năng động, cẩn thận, tỉ mỉ
Triển vọng nghề nghiệp
- Chuyên gia
về phân tích và tổng hợp thông
- Cán bộ
thông tin văn hóa tại trung tâm, nhà văn hóa của các cơ quan Nhà nước
Trung ương và địa phương.
- Chuyên viên
quản trị website và Quản lý thông tin tại các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp, tổ chức có nhu cầu.
- Chuyên gia
về tổ chức thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí truyền thống và báo
mạng điện tử, các tạp chí ngành trực tuyến, các đài phát thanh và truyền
hình trong từ Trung Ương đến địa phương.
- Chuyên gia
thông tin tại các trung tâm trung tâm thông tin, phòng thông tin, các thư
viện, trường học tại các cơ quan chính phủ, các công ty, doanh nghiệp, và
các tổ chức phi Chính phủ.
- Giảng viên
các cơ sở đào tạo ngành Quản lý thông tin tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp.