www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Ngành Thống kê

Hiện nay, thống kê ngày càng có vai trò quan trọng đối với toàn xã hội. Những số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên trên mọi bình diện, lĩnh vực của đời sống. Đây là ngành học được đánh giá cao và được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học hiệu quả, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Thống kê.

1. Tìm hiểu về ngành Thống kê

  • Thống kê là phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh doanh. Nó có liên quan với chiết xuất thông tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Nó thường được áp dụng để dự báo bán hàng, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu thị trường. Dữ liệu được sử dụng trong kinh doanh bao gồm các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc thăm dò dư luận, cơ sở dữ liệu của người tiêu dùng, doanh số bán hàng và dữ liệu nhu cầu. Vai trò của các nhà thống kê là xác định, cho một câu hỏi nhất định, các loại dữ liệu đó là cần thiết, cách nó phải được thu thập và làm thế nào nó nên được phân tích để tốt nhất trả lời câu hỏi.
  • Ngành Thống kê nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dữ liệu như thu thập, phân tích, giải thích, biểu diễn, và tổ chức dữ liệu. Thống kê được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khoa học khác nhau như khoa học xã hội, sinh học, y học, kinh tế, công nghiệp... Khi kết hợp với Toán học và Công nghệ thông tin, Thống kê cho phép khám phá tất cả các khía cạnh của dữ liệu, hướng đến giải quyết một số bài toán then chốt trong cách mạng công nghiệp 4.0
  • Chương trình đào tạo ngành Thống kê cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Thống kê cổ điển và hiện đại, cùng với đó, sinh viên được trang bị một số kỹ năng thực hành trên những phần mềm Thống kê chuyên nghiệp như Minitab, R, SPSS...
  •  

2. Cơ hội việc làm ngành Thống kê

Là ngành học trọng điểm giữ vị trí quan trọng, ngành Thống kê được đánh giá là ngành học có tiềm năng việc làm lớn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thống kê, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc sau:

  • Làm việc đúng nghiệp vụ thống kê trong 708 đơn vị Thống kê nhà nước ở Việt Nam: Tổng cục thống kê Việt Nam; 64 Cục thống kê cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 644 chi cục thống kê cấp Quận, Huyện và Thị xã.
  • Làm công tác tổng hợp báo cáo dữ liệu, phân tích thống kê về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở các sở ban ngành kinh tế ở các cấp chính quyền từ trung ương đến cấp quận huyện ở địa phương.
  • Làm việc tại các công ty chuyên về điều tra thu thập dữ liệu; phân tích nghiên cứu thị trường. Chuyên viên phân tích dữ liệu, nghiên cứu viên chuyên nghiệp tại các viện nghiên cứu về Kinh tế - xã hội.
  • Làm công tác giảng dạy các học phần toán học và thống kê tại các đơn vị giáo dục cấp đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam. Trong đó có hơn 60% trong tổng số trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có giảng dạy các học phần về thống kê.
  • Ngoài ra, với các chuyên môn về thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu thống kê được học theo chương trình đào tạo bậc đại học cho phép người tốt nghiệp chuyên ngành thống kê có tính linh hoạt trong việc thích ứng làm các công việc khác trong nhiều lĩnh vực về kinh tế - xã hội. Đặc biệt là cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, như FPT Software, TMA Solutions, Zalo, Orenj Technology, Coccoc, Tiki, Lazada…

3. Những tố chất phù hợp với ngành Thống kê

Để có thể theo học ngành Thống kê, người học cần có một số tố chất sau:

 

  • Yêu thích môn Toán và những môn học liên quan đến Toán;
  • Sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc;
  • Trung thực, năng động và ham học hỏi;
  • Tính chính xác cao trong công việc;
  • Có tinh thần làm việc nhóm;
  • Khả năng tin học và tiếng Anh.