Triển vọng của ngành Tâm lý học
Gần
đây nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã khiến nhiều người ngạc nhiên
khi thay vì tìm kiếm nhân sự tốt nghiệp ngành ngân hàng, họ lại tìm kiếm nhân
sự có kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực tâm lý. Nhiệm vụ của nhân sự này chủ yếu
là nghiên cứu, đánh giá, lập kế hoạch và giúp nhân viên của ngân hàng này giảm
stress. Cùng với đó, những vụ tự tử đau lòng của học sinh dưới áp lực thi
cử, học hành là hồi chuông cảnh báo về sức khoẻ tinh thần của nhiều người trong
xã hội.
Con
người là bộ máy sinh học phức tạp nhất. Vì vậy, tâm lý học - khoa học tìm hiểu
tâm trí con người, xem xét cách vận hành của tâm trí luôn hết sức thú vị và có
ý nghĩa với xã hội. Tâm lý học giúp con người có thể tương tác với nhau tốt
hơn, cải thiện giao tiếp, tăng sự tự tin, phát huy khả năng và vượt qua những suy
nghĩ tiêu cực hoặc những vấn đề về tinh thần.
Hãy
cùng tìm hiểu về ngành Tâm lý học, triển vọng của ngành này, ngành Tâm lý học
có cơ hội việc làm ra sao và được học những gì nhé.
1.Ngành Tâm lý học là gì
Theo
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Tâm lý học là ngành nghiên cứu về tâm trí và hành vi
của con người.
Cụ
thể, ngành tâm lý học là ngành học nghiên cứu về cách thức con người xử lý
thông tin, suy nghĩ, cảm nhận, hành động dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh
học, môi trường và xã hội. Ngành tâm lý học cũng nghiên cứu các phương pháp tiếp
cận, xử lý các vấn đề tâm lý.
Tâm
lý học được xem là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực xã hội và khoa học.
Có
nhiều cách phân loại, theo cách phân loại phổ biến, tâm lý học có thể chia
thành
- Tâm lý học
lâm sàng
- Tâm lý học
nhận thức
- Tâm lý học
hành vi
- Tâm lý học
phát triển
- Tâm lý học
sức khỏe
- Tâm lý học
tiến hoá
- Tâm lý học
nghề nghiệp
- Tâm lý học
pháp y
- Tâm lý học
xã hội
- Tâm lý học
thần kinh
- Tâm lý học
giáo dục
- Tâm lý học
quản lý
Hiện
một số Trường không chia chuyên ngành trong khi một số Trường khác lại chia ra
các ngành/chuyên ngành như Tâm lý học Tham vấn - Trị liệu, Tâm lý học Tổ chức - Nhân sự,
tâm lý học giáo dục, Tâm lý học trường học, Tâm lý học Lâm sàng, Tâm lý học xã
hội, Tâm
lý học Quản trị – Kinh doanh. Thí sinh cần xem kĩ thông tin tuyển
sinh về chia chuyên ngành của từng Trường.
2. Triển vọng của ngành Tâm lý học
Xã
hội ngày càng phát triển, bên cạnh sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần đang
nhận được sự quan tâm ngày càng lớn. Giữ cho tâm trí khoẻ mạnh là nhu cầu của
mỗi con người ở bất cứ độ tuổi nào.
Với
dân số gần 100 triệu người, Việt Nam lại đang trên con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với tốc độ nhanh. Sự phát triển nhanh chóng này dẫn đến nhiều vấn
đề tâm lý xuất hiện, nhu cầu về chăm sóc tinh thần sẽ tăng cao. Thống kê của
Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tại Việt Nam, hiện có khoảng
30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Theo nghiên cứu
của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ
tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại
Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý,
tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều
trị cần thiết.
Ngày 8/12/2020, Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết Định số 34/2020/QĐ -TTg Ban hành Danh mục nghề nghiệp
Việt Nam, trong đó xác định chức danh Nhà tâm lý học (mã nghề 2634) mô tả cụ
thể về một số chức năng nhiệm vụ chủ yếu. Mã nghề này còn được phân loại thành
các mã nghề nhỏ hơn như Nhà tâm lý học lâm sàng, Nhà trị liệu tâm lý, Nhà tâm
lý học đường...Đáng nói là nghề Nhà trị liệu tâm lý đã được phân biệt rõ với
nghề Bác sỹ tâm thần,
bác sĩ tâm lý. Điều này thể hiện sự công nhận và nhận thức của xã hội với các
ngành nghề tâm lý học đã được nâng cao.
Theo
Maxfield Brown, quản lý của hãng tư vấn về đầu tư nước ngoài tại châu Á Dezan
Shira & Associates (DSA):”Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, cũng như chính
sách và thị trường sẽ thay đổi rất nhiều trong 5 năm nữa, đầu tư vào các dịch
vụ sức khỏe tinh thần có thể là hướng đi đầy tiềm năng”.
3. Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học
Sinh
viên tốt nghiệp Tâm lý học có thể làm việc tại các vị trí
Chuyên gia tâm lý học đường:
Làm
việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo
viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đánh
giá và can thiệp rối loạn tâm lý trẻ em, quản sinh, quản nhiệm, hướng
nghiệp…
Đặc
biệt có thể làm việc trong các trường học giáo dục đặc biệt, can thiệp sớm cho
trẻ tự kỷ, rối loạn phát triển.
Chuyên gia trị liệu tâm lý:
Làm
việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn hôn nhân – gia đình phòng
trị liệu tâm lý, viện dưỡng lão; làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ
tâm thần giúp cho người cần trị liệu
Chuyên
gia trị liệu tâm lý khác bác sĩ tâm lý
Bác
sĩ tâm lý được đào tạo chuyên môn về y khoa. Phương pháp điều trị của bác sĩ
tâm lý là thuốc, các biện pháp vật lý (sốc điện, các biện pháp kích thích
não…); Phương pháp điều trị của nhà trị liệu tâm lý là các liệu pháp tâm lý.
Chuyên gia tham vấn tâm lý
Làm
việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ,
các dự án vì cộng đồng; gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu
hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết về các vấn đề
hôn nhân gia đình, công việc, học tập….
Chuyên gia tư vấn tuyển dụng, nhân
sự
Làm
việc tại các doanh nghiệp, giúp đánh giá nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, lên
kế hoạch tuyển dụng, tuyển chọn ứng viên; giúp nhân viên giải quyết các vấn đề
tâm lý như stress; xây dựng môi trường tâm lý thuận lợi, tạo động lực làm việc
cho nhân viên và giải quyết các xung đột
- Chuyên gia Marketing, Quan hệ
công chúng, Truyền thông nội bộ
Làm
việc tại các doanh nghiệp, phát huy khả năng thấu hiểu, nắm bắt nhu cầu và xây
dựng mối quan hệ để làm việc với nhân viên, khách hàng và đối tác.
- Chuyên gia
nghiên cứu/giảng dạy
Làm
việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng,
các trung tâm giảng dạy kĩ năng sống.
Chuyên gia tâm lý học thể thao
Giúp
các vận động viên có đời sống tinh thần lành mạnh, giúp nâng cao thành tích,
hình ảnh của vận động viên, ngành thể thao.
Chuyên gia Tâm lý pháp
y
Phụ
trách tư vấn cho các công tố viên, thẩm phán, luật sư… đánh giá
tâm lý của các cá nhân có liên quan đến vấn đề pháp luật. Tuy nhiên,
lĩnh vực này ở Việt Nam còn rất sơ khai.
Theo
Hướng nghiệp, sau thời gian khá dài không được đánh giá đúng mực, nhiều sinh
viên khó khăn trong việc kiếm việc làm hoặc phải làm trái ngành, hiện nay, cơ
hội việc làm đã trở nên rộng mở với ngành Tâm lý học
4. Tố chất cần có để thành công
trong ngành Tâm lý học
- Có tấm lòng
vị tha, độ lượng, muốn giúp đỡ người khác
- Tâm hồn
phóng khoáng
- Nhạy cảm,
tinh tế
- Khả năng
lắng nghe, thấu hiểu
- Có hệ thống
thế giới quan khoa học đúng đắn
5. Ngành Tâm lý học học những gì
Các môn học tiêu biểu:
Não bộ, hành vi và sức khỏe;
Kỹ năng tham vấn tâm lý, Tâm lý học tổ chức - nhân sự; Tâm lý học quản lý; Tâm
lý học phát triển; Tâm bệnh học phát triển; Can thiệp và trị liệu tâm lý trẻ
em; Tư duy phản biện; Tâm lý học xã hội; Tâm lý học giao tiếp; Tâm lý học sức
khoẻ lý học tình dục; Tâm lý trị liệu; Tâm lý học học đường; Tâm lý
học thể thao; Chăm sóc tâm lý - xã hội cho người cao tuổi; Tâm lý học nhân
cách; Tâm bệnh học đại cương; Tâm lý học pháp lý; Tâm lý học lao động và
hướng nghiệp; Đánh giá và can thiệp rối loạn phát triển; Tham vấn hôn nhân và
gia đình; Tham vấn học đường; Tham vấn nguồn nhân lực.