www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nhà phân tích tài chính

Các doanh nghiệp cần nhà phân tích tài chính để đưa ra những lời khuyên chuyên môn về việc đầu tư, vay vốn hay các quyết định tài chính khác. Các nhà phân tích sẽ cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo dòng tiền trong tương tại, xu hướng nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng.

Nhà phân tích tài chính là ai?

Hãy tưởng tượng bạn có một số tiền tương đối trong tay và muốn dùng để đầu tư. Bạn sẽ phải lên kế hoạch thật chi tiết xem chính xác bạn đang có bao nhiêu tiền, muốn đầu tư vào lĩnh vực nào, phải bỏ ra bao nhiêu tiền vốn, tiền bán sản phẩm bạn thu về có thể là bao nhiêu, vân vân. Công việc này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường, hiểu được đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ để từ đó đưa ra các kế hoạch chi tiêu cụ thể. Đây cũng chính là công việc của một nhà phân tích tài chính đấy nhé, chỉ khác ở chỗ số tiền mà họ quản lý lớn hơn rất nhiều và trách nhiệm của họ cũng vô cùng quan trọng khi phân tích tài chính cho một tổ chức lớn.

Vai trò của một nhà phân tích tài chính trong một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần họ để đưa ra những lời khuyên chuyên môn về việc đầu tư, vay vốn hay các quyết định tài chính khác. Để đưa ra các quyết định tài chính, chủ doanh nghiệp cần thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo dòng tiền trong tương tại, xu hướng nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng. Bằng cách đưa ra những thông tin như thế, những chuyên gia phân tích tài chính sẽ cung cấp các báo cáo phân tích tài chính, hỗ trợ kế toán và các cấp quản lý.

 

Nhà phân tích tài chính làm gì?

Là một nhà phân tích tài chính , bạn cần làm những công việc cụ thể như sau:

  • Phân tích thông tin và tình hình hoạt động tài chính hiện tại và quá khứ của công ty, chuẩn bị các báo cáo và dự báo dựa trên những phân tích tài chính;
  • Phát hiện các cơ hội đầu tư tài chính, lập các kế hoạch và đánh giá khó khăn – thuận lợi, xác định xu hướng trong hoạt động tài chính và đưa ra những khuyến nghị;
  • Phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm tài chính để đánh giá các thông tin tài chính và đưa ra dự báo, cung cấp, sử dụng các mô hình dự báo tài chính;
  • Tăng năng suất bằng cách phát triển các ứng dụng kế toán tự động;
  • Bảo mật các thông tin tài chính.

 Nhà phân tích tài chính làm việc ở đâu?

Những nhà phân tích tài chính có xu hướng tập trung chuyên môn nghề nghiệp của mình tùy vào các tổ chức mà họ làm việc:

  • Các ngân hàng, các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư;
  • Các công ty tư nhân, nhà nước, các nhà thầu;
  • Các tổ chức chăm sóc y tế;
  • Cơ quan chính phủ và hầu hết các tổ chức doanh nghiệp khác.
 

Một nhà phân tích cấp thấp như sinh viên mới ra trường có thể mất từ 3 đến 5 năm để trở thành một nhà phân tích cấp cao. Riêng đối với các nhà phân tích cấp cao đang tìm kiếm các cơ hội khác để mở mang nghề nghiệp, họ có thể chọn trở thành các nhà quản lý danh mục đầu tư, đối tác với các ngân hàng đầu tư hoặc trở thành thành viên quản lý cấp cao ở ngân hàng bán lẻ hoặc công ty bảo hiểm. Một vài nhà phân tích chọn con đường trở thành nhà tư vấn đầu tư hoặc nhà tư vấn tài chính để tiếp tục phát triển con đường nghề nghiệp của mình.

Học làm nhà phân tích tài chính ở đâu?

Nếu bạn đang còn là sinh viên và muốn trở thành nhà phân tích tài chính trong tương lai, cách tốt nhất là bạn nên tham gia vào các khóa học về kinh doanh, kinh tế học, kế toán và toán học.

Nhiều nhà phân tích ở cấp độ thấp mà các doanh nghiệp tuyển dụng có nền tảng kiến thức ở những lĩnh vực trên, bởi bản chất khi phân tích tài chính doanh nghiệp, người phân tích cần phải hiểu cốt lõi của việc kinh doanh, ngành mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, trong khi các ứng viên có bằng MBA (Thạc sỹ quản trị kinh doanh) từ các trường kinh doanh thường được tuyển vào làm nhà phân tích ở cấp độ cao.

Bên cạnh đó, nhiều người còn theo học và lấy thêm các bằng cấp chuyên môn chuyên sâu như CFA Chart, tìm hiểu chương trình học CFA và thi các cấp (level) để trang bị thêm kiến thức tài chính đầu tư thực tế, phục vụ cho nghề nghiệp.

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính trong tương lai, bạn phải học ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Tài chính – Kế toán, được đào tạo tại rất nhiều trường trên cả nước như: