www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề quản lý nhân sự

Nếu bạn tìm kiếm một công việc văn phòng ổn định với một địa vị trung bình khá trở lên, thì quản trị nhân sự là một vị trí như thế. Công việc này cũng đang được nhiều bạn trẻ săn đón bởi khối công việc đa dạng cũng như khả năng thăng tiến cao. 

1. Tổng quan về nghề quản trị nhân sự

 

Nhắc đến sự thành công của một doanh nghiệp, người ta thường nhắc tới vai trò của nguồn lực con người, trước cả nguồn vốn, tài chính… Điều đó khẳng định tầm quan trọng của công việc quản trị nhân sự, quản lý nguồn lực công ty, quản lý các nhân viên và các cán bộ khác trong doanh nghiệp.

Quản trị nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng người làm của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Trong một công ty nhỏ, thường thì trưởng bộ phận quản lý nhân sự có thể phải giải quyết tất cả mọi khía cạnh về công việc nhân sự. Nó đòi hỏi người phụ trách công việc này phải có một vốn kiến thức khá rộng.

Trong một tập đoàn lớn thì ban quản trị nhân sự hàng đầu thông thường phát triển và quản lý các chương trình, chính sách về nguồn nhân lực của công ty. Ví dụ như chính sách về việc làm, bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối quan hệ của nhân viên.

Quản trị nhân sự là một nghề thú vị và bạn trẻ nào cũng có thể theo đuổi nếu thích làm việc với con người và giải quyết những vấn đề liên quan đến con người. Các kỹ năng “hiểu biết sâu sắc hơn về con người” của quản trị nhân sự còn giúp cho các bạn phát huy khả năng thích ứng, hòa nhập với đồng sự hay các môi trường làm việc nhiều áp lực.

2. Quản trị nhân sự làm gì?

Hầu hết các CEO cũng không có câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để quản lý nhân sự giúp công ty cạnh tranh?”, và họ cũng không có danh sách hoạt động cụ thể cần phải làm của bộ phận phụ trách nhân sự nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh trong công ty.

Vì thế, Liz Ryan, người có kinh nghiệm làm việc cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 (Mỹ), chia sẻ những việc mà các nhà quản trị nhân sự cần phải làm ngay:

  • Phối hợp với các nhà quản lý để xây dựng và truyền đạt một tầm nhìn cho công ty.
  • Quảng bá công ty gắn với hình ảnh trọng dụng nhân tài, quảng bá bằng mọi phương tiện, kể cả truyền miệng. Một lãnh đạo nhân sự nên hiểu rõ văn hóa của công ty và có những câu chuyện không chỉ sử dụng cho mục đích tuyển dụng, mà còn để tạo động lực cho tất cả các hoạt động với khách hàng, nhà cung cấp, phương tiện truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp.
  • Huấn luyện tất cả nhân viên nói lên sự thật tại nơi làm việc. Bởi vì, sự thật là văn hóa của mọi công ty lớn.
  • Củng cố một nền văn hóa doanh nghiệp linh hoạt và khéo léo.
  • Xây dựng một lực lượng nhân sự phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của công ty, tạo lập mô hình tuyển dụng hiệu quả.
  • Soạn thảo các quy định nhân sự đáp ứng quy định của công ty nhưng không quá nhiều để không khiến nhân viên bị lúng túng hoặc có cảm giác bị đối xử như trẻ em.
  • Xây dựng một nền văn hóa hợp tác để tạo động lực cho tất cả các hoạt động, chiến lược quan trọng.
  • Gieo ý thức cho nhân viên về công việc kinh doanh, sự nghiệp và cuộc sống nói chung. Đây là việc thường xuyên mỗi ngày chứ không phải cuộc khảo sát hằng năm.
  • Thay thế nỗi sợ hãi bằng sự tin tưởng trong chính sách, các buổi đào tạo, thực hành quản lý, và qua mỗi cuộc nói chuyện tại chỗ.

3. Nghề quản trị nhân sự làm việc ở đâu?

 

Bạn có thể làm việc tại phòng nhân sự của bất cứ công ty lớn, nhỏ thậm chí là tập đòan đa quốc gia nào mà bạn muốn. Ví dụ: Vinamilk, Vật Giá, Vietinbank…

Có rất nhiều cơ hội ứng cử vào Phòng Nhân sự của các công ty với những chức danh như: Chuyên viên Tuyển mộ, Chuyên viên Đào tạo và Phát triển nhân viên, Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi, Trưởng phòng/Giám đốc Nhân sự…, cùng nhiều cơ hội thăng tiến hấp dẫn và phát triển vượt bậc về năng lực bản thân. Các bạn sẽ có đủ năng lực kiến tạo và dẫn dắt đội ngũ nhân viên đủ năng lực hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Nhà quản trị nhân sự giỏi sẽ biết cách giữ chân người tài, nhằm giúp công ty tạo ra lợi thế tuyệt đối về “Trí tuệ và tư duy”. Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng, nhằm chuyển hóa nhân lực thành tài lực một cách liên tục, đó là sứ mệnh của những người làm nhân sự.