Các ngành quân sự bao gồm các ngành nhỏ hơn, như:
- Bộ đội
- Công an
- Quốc phòng
1, Ngành Bộ đội
Với bản chất trung thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ nghĩa xã hội không chỉ có nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, từ biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là đội quân công tác và sản xuất. Với các cấp bậc
– Sĩ quan: Là những cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên ngành quân sự, chỉ huy các đơn vị quân đội, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam, “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lãnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm từ cấp úy, cấp tá, cấp tướng”.
– Quân nhân chuyên nghiệp: Là những quân nhân được đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho công tác chỉ huy, chiến đấu, đảm bảo chiến đấu, xây dựng quân đội và tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội.
– Công nhân viên quốc phòng: Là những công nhân viên chức nhà nước, công tác trong các đơn vị, nhà máy quân đội, đảm nhiệm một mặt chuyên môn kỹ thuật nào đó hoặc giúp việc cho người chỉ huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2, Ngành Công an
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Để đảm bảo an ninh và sự bình yên về mọi mặt cho Tổ quốc, ngành công an được chia thành hai lực lượng chính:
– Cảnh sát: Bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
– Anh ninh: Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:
Công an nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó ba chức năng chủ yếu:
– Tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra các chủ trương chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh trật tự
– Thực hiện quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước.
– Tiến hành các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây tổn hại đến an ninh, trật tự; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hòa bình của nhân dân.
Do nhiện vụ đặc thù của mình mà các chiến sĩ công an có mặt trên mọi miền của tổ quốc:
– Bộ Công an: Có chức năng quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong phạm vi cả nước, bao gồm một số tổng cục phụ trách về nghiệp vụ và một số đơn vị trực thuộc Bộ trưởng.
– Tổng cục Cảnh sát: là cơ quan về nghiệp vụ của Bộ Công an, có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát trong cả nước, tiến hành các biện pháp phòng ngừa đấu tranh, chống mọi hoạt động của bọn tội phạm hình sự v.v…
– Tổng cục Anh ninh: là cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng an ninh trong cả nước về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia v.v…
– Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Công an quận, huyện, phường, xã … tại các địa phương.
– Làm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành công an
– Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành công an.
Một số nghề nghiệp trong ngành công an:
*Trong lực lượng cảnh sát:
– Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
– Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Cảnh sát hình sự)
– Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
– Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
– Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
– Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp
– Cảnh sát giao thông
*Trong lực lượng an ninh:
– An ninh văn hóa tư tưởng
– An ninh tình báo
– An ninh kinh tế
3, Ngành Quốc phòng
Để đảm bảo quốc phòng an ninh, hầu hết các quốc gia đều có lực lượng vũ trang. Đó là lực lượng có tổ chức, được trang bị vũ khí, phương tiện, kỹ thuật quân sự và huấn luyện quân sự. Quân đội nhân dân (gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng) là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Bộ đội là những người có niệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Việt Nam không chỉ có nhiệm vụ canh giữ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ từ biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là lực lượng đi đầu trong công tác và sản xuất. Trong quân đội có rất nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư thiết kế, chế tạo máy, công nhân, nghệ sĩ và cả doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế quân đội v.v…
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Môi trường quân đội và những quy định nghiêm ngặt giúp bạn tôi luyện tác phong của một quân nhân, ý chí sắt đá, tính kỷ luật nghiêm khắc, tinh thần đồng đội v.v… Có thể bạn sẽ phải đi bất cứ đâu và nhận bất cứ nhiệm vụ nào, kể cả những nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Dù bạn ở đâu và làm gì thì đó đều vì Tổ quốc đang cần bạn. Cũng giống như trong ngành công an, trong quân đội, bạn được phân công công tác sau khi tốt nghiệp và có mức thu nhập ổn định. Hiện nay, các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế đã khá phổ biến và đang rất phát triển. Đây cũng là cơ hội tốt nếu bạn yêu thích và phù hợp với hoạt động kinh doanh.
Một số nghề nghiệp trong ngành Quốc phòng:
Tùy vào trình độ, khả năng và nguyện vọng, bạn có thể công tác tại rất nhiều vị trí khác nhau trong quân đội:
– Sĩ quan: là những cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên ngành quân sự, chỉ huy các đơn vị quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
– Quân nhân chuyên nghiệp: là những quân nhân được đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho công tác chỉ huy, chiến đấu, đảm bảo chiến đấu, xây dựng quân đội và tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội.
– Công nhân viên quốc phòng: là những công nhân viên chức nhà nước, công tác trong các đơn vị, nhà máy quân đội, đảm nhiệm một mặt chuyên môn kỹ thuật nào đó hoặc giúp việc cho người chỉ huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Hạ sĩ quan và binh sĩ: là những quân nhân phục vụ trong các đơn vị quân đội có thời hạn theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự chu đáo với kỷ luật nghiêm minh.
Trở thành bộ đội, bạn có thể tham gia phục vụ ở một trong các khu vực:
+ Lục quân: Bao gồm các binh chủng chiến đấu trên bộ, thường có số quân đông nhất, trang bị phương tiện tác chiến đa dạng, phong phú. Lục quân được cấu thành từ các binh chủng: Bộ binh, Thiết giáp, Pháo binh, Phòng không lục quân, Công binh, Thông tin, Hóa học.
+ Hải quân: là lực lượng chiến đấu bảo vệ biển, đảo (trên các chiến trường sông nước). Hải quân hiện đại thường được trang bị tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân v.v…
+ Phòng không không quân: là lực lượng chiến đấu bảo vệ vùng trời, được trang bị máy bay các loại để tác chiến trên không, đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước, làm nhiệm vụ trinh sát, đổ bộ hàng không, vận tải hàng không.
+ Bộ đội biên phòng: là lực lượng nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu. Bộ đội biên phòng thường làm việc tại các địa bàn rất phức tạp và nguy hiểm, luôn phải đối mặt với những khó khăn gian khổ.