www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành kinh tế xây dựng

Ngành Kinh tế xây dựng là gì?

Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành sâu của ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng;…

Ngành Kinh tế xây dựng học gì?

Ngành Kinh tế xây dựng đào tạo sinh viên có khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình;…

Ngoài ra, sinh viên được trang bị thêm những kiến thức khoa học về toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở, kiến thức cơ bản về thiết kế có liên quan đến kỹ thuật xây dựng,…

  • Các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Định mức xây dựng, Định giá sản phẩm xây dựng, Kinh tế đầu tư trong xây dựng, Thống kê doanh nghiệp xây dựng, Quản lý các dự án đầu tư và liên doanh, Định mức và tổ chức lao động các khâu sản xuất trong xây lắp, Trang trí nội thất, Thầu chính và Thầu phụ các hạng mục trong xây dựng, Auto CAD,…
  • Bằng cấp: Kỹ sư Kinh tế xây dựng.

Ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm gì?

Sinh viên ra trường có thể làm các nghề:

+ Chuyên viên xây dựng, tư vấn đầu tư, đấu thầu, thẩm định dự án tại các Phòng – Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư

+ Cán bộ quản lý dự án, giám sát trong các công ty về xây dựng, tư vấn, thiết kế

+ Thanh tra quá trình quyết toán của các công trình xây dựng; đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí trong quản trị nguồn lực, thi công công trình.

Ngành Kinh tế xây dựng ra trường cần tố chất gì?

–          Có khả năng về toán học, vật lý,

–          Khả năng suy nghĩ thấu đáo và logic, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.

–          Tinh thần chủ động, sáng tạo

–          Khả năng giao tiếp, yêu thích môi trường làm việc nhóm, quan tâm tới các vấn đề kinh tế.