www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về Biên kịch sân khấu

Biên kịch sân khấu là gì?

Biên kịch sân khấu là người đầu tiên tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ của họ. Một số nhà biên kịch tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim, cùng lựa chọn diễn viên, đề nghị thay đổi cách diễn xuất cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản.

 

 Biên kịch sân khấu học những gì?

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức như:

 

  • Những khái niệm cơ bản nhất về sân khấu, đặc điểm kịch bản sân khấu. Bước đầu biết cách xây dựng, phát triển tình huống kịch, sự kiện kịch, cũng như cách giải quyết và kết thúc một tình huống kịch, sự kiện kịch như thế nào. Thực hành viết những tiểu phẩm mang tính xung đột, tính hành động. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: triết học, văn học, lịch sử sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, phê bình sân khấu, v.v…

 

  • Kiến thức về cách xây dựng cốt truyện kịch, bố cục một vở kịch, về ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ nhân vật, không khí kịch, cách viết khai màn và kết thúc một vở kịch. Sau đó được hướng dẫn để có thể viết đề cương tiểu phẩm kịch, đề cương một kịch bản dài. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: tâm lý học, nghệ thuật tạo hình, lý luận kịch, phê bình sân khấu, v.v…

 

  • Kiến thức về thể tài kịch (bi kịch, hài kịch, chính kịch), đặc điểm cơ bản của các loại hình kịch bản (kịch nói, kịch hát, kịch câm, v.v…). Sinh viên được học những thủ pháp viết kịch, kinh nghiệm viết kịch từ các nhà viết kịch nổi tiếng hiện nay. Sau đó được hướng dẫn để có những kỹ năng viết một kịch bản kịch ngắn và đề cương một kịch bản kịch dài. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: mỹ học, phương pháp sân khấu truyền thống, nghệ thuật đạo diễn, nghiệp vụ báo chí, v.v…

 

  • Nắm rõ các điều kiện cần và đủ để trở thành tác giả kịch bản sân khấu. Đi thực tế trong đời sống xã hội để có cảm hứng sáng tác. Tổng hợp các kiến thức đã học được hoàn thiện một kịch bản sân khấu (kịch dài). Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: triết học phương Đông, nghiệp vụ biên tập, v.v…

 

Ngành biên kịch sân khấu ra trường làm gì?

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc biên kịch sân khấu tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương hoặc nhà viết kịch tự do; phóng viên, biên tập viên tại các toà soạn báo, tạp chí; nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; biên tập kịch bản tại các nhà hát, đoàn nghệ thuật, các chương trình của đài truyền hình, các công ty truyền thông, quảng cáo.
  • Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.

 

Ngành biên kịch sân khấu cần những tố chất gì?

Để trở thành chuyên gia trong ngành, bạn cần:

  • Có khả năng sáng tạo, óc tưởng tượng phong phú
  • Tư duy logic
  • Am hiểu về các vấn đề về cuộc sống
  • Tự tin, bản lĩnh, chịu được áp lực công việc