www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về Nhiếp ảnh gia

Đằng sau nhiếp ảnh là khoa học, là toàn bộ những câu hỏi về sự sáng tạo và phong cách cá nhân. Dù phải mất nhiều năm để luyện tập và để phát triển nghề này đến một mức độ chuyên nghiệp song mọi thành công đều đến phải đến từ sự học hỏi, tập luyện và hi sinh không ngừng nghỉ.

Nhiếp ảnh gia là ai?

Nhiếp ảnh gia là người ghi lại những hình ảnh từ các sự kiện, câu chuyện, con người,… hay những địa điểm nào đó. Không chỉ đơn thuần để lưu giữ khoảnh khắc, nhiếp ảnh còn chính là cách bạn giao tiếp với thế giới, là phương tiện để bạn kể lại những câu chuyện… Những bức ảnh được chụp có thể vượt xa vai trò vật kỷ niệm, đôi khi chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật, được triển lãm, đấu giá… và mang lại lợi ích thương mại.

Nhiếp ảnh gia là người ghi lại những hình ảnh từ các sự kiện, câu chuyện, con người,… hay những địa điểm nào đó. Không chỉ đơn thuần để lưu giữ khoảnh khắc, nhiếp ảnh còn chính là cách bạn giao tiếp với thế giới, là phương tiện để bạn kể lại những câu chuyện… Những bức ảnh được chụp có thể vượt xa vai trò vật kỷ niệm, đôi khi chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật, được triển lãm, đấu giá… và mang lại lợi ích thương mại.

Nhiếp ảnh gia làm gì ?

Công việc chính của nhiếp ảnh gia:

  • Sử dụng các công cụ, thiết bị chuyên dụng để chụp ảnh và phần mềm chỉnh sửa giúp nâng cao chất lượng ảnh.
  • Phân tích và quyết định làm như thế nào để sáng tác một chủ đề.
  • Liên tục cập nhật sản phẩm của mình để thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu.
  • Nhiếp ảnh gia kinh doanh riêng còn phải quản lý dịch vụ của mình.

Ngày nay, hầu hết nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh kĩ thuật số thay vì máy ảnh truyền thống. Máy ảnh kĩ thuật số giúp chụp các bức ảnh điện tử, vì vậy người chụp ảnh có thể chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính. Hình ảnh có thể được lưu lại trên bộ nhớ di động như đĩa com pac, thẻ nhớ, và công cụ flash (đèn nháy). Một bức ảnh thô sẽ được sao chép tới một máy vi tính, nhiếp ảnh gia có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa để cắt hoặc chỉnh sửa hình ảnh và nâng cao chất lượng ảnh bằng cách tăng màu và những hiệu ứng đặc biệt khác.

Thực tế, công việc của một nhiếp ảnh gia thường không chỉ bao gồm việc chụp và chỉnh sửa ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia mở cửa hàng cung cấp dịch vụ chụp ảnh đám cưới, chân dung, chụp ảnh em bé,.. Vậy nên họ thường phải tự làm chủ công việc kinh doanh của mình. Nhiếp ảnh gia lúc này cần biết quảng cáo, lên lịch các cuộc hẹn, cài đặt và điều chỉnh thiết bị, mua vật liệu, lưu giữ hồ sơ, hóa đơn khách hàng, thanh toán tiền…

Nhiếp ảnh gia làm việc ở đâu ?

Nhiếp ảnh gia có thể làm việc trong các tòa soạn báo, các công ty thương mại, thời trang, giải trí, các trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên, du lịch, studio…

  • Tòa soạn báo: các tòa soạn bao gồm 2 loại là tòa soạn chuyên về thời trang như Vouge, Đẹp, Elle, … và các tòa soạn báo khác. Ở các tòa soạn chuyên về thời trang, các nhiếp ảnh gia chủ yếu chụp ảnh “high fashion”, mỗi số là một chủ đề (concept) khác nhau. Ở đây, các nhiếp ảnh gia có nhiều cơ hội để sáng tạo và thể hiện nhiều kĩ thuật của nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở các tòa soạn khác, các nhiếp ảnh gia chủ yếu chụp ảnh nhân vật được phỏng vấn, ảnh sự kiện liên quan tới bài viết để hỗ trợ các tác giả. Hiện nay ở Việt Nam ngoài các tòa soạn báo giấy còn rất nhiều các báo chí điện tử hoặc các chuyên trang điện tử có hoạt động như một tờ báo, nên có rất nhiều cơ hội làm việc cho các nhiếp ảnh gia mảng này.
  • Các công ty thương mại: Công việc của họ ở các công ty thương mại nói chung là chụp các sản phẩm để “chào bán” như trang phục, giày dép, máy móc, …. Tùy vào loại sản phẩm đó có mức độ “nghệ thuật” cao hay thấp mà yêu cầu kĩ thuật đối với nhiếp ảnh gia sẽ khác nhau.
  • Studio: Nhiếp ảnh gia làm việc ở studio thường chụp ảnh thẻ, ảnh kỉ yếu, ảnh cưới…

Một nhiếp ảnh gia có thể làm ở nhiều nơi, chụp nhiều loại ảnh, từ ảnh thời trang nghệ thuật – high fashion cho tới ảnh kỉ yếu, ảnh cưới hay ảnh sản phẩm… bằng cách làm việc dưới hình thức tự do (freelance). Các tổ chức ( tạp chí, công ty, studio…) cũng thường thuê các nhiếp ảnh gia ngoài cho từng dự án để chắc chắn nhiếp ảnh gia đó phù hợp với concept của bộ ảnh nhất.