Hiểu như thế nào về công nghệ điện ảnh – truyền hình?
Có
bao giờ bạn tự hỏi những bộ phim truyền hình, phim điện ảnh đến những bộ phim
hoạt hình mà hằng ngày chúng ta xem trên tivi, xem tại các rạp chiếu phim được
sản xuất như thế nào? Việc chúng ta tò mò khám phá và đam mê về các kỹ xảo dựng
phim hoặc cách thức sản xuất một bộ phim sẽ dẫn lối chúng ta đến với công nghệ
điện ảnh – truyền hình ngay sau đây.
Hiểu như thế nào về công nghệ điện
ảnh – truyền hình?
Điện
ảnh – được ưu ái gọi với cái tên nghệ thuật thứ 7, đây là một cách gọi tên bắt
nguồn từ nguồn gốc phân chia các hình thức nghệ thuật của Hegel, bao gồm:
- Nghệ thuật
thứ 1: Thơ văn
- Nghệ thuật
thứ 2: Âm nhạc
- Nghệ thuật
thứ 3: Hội họa
- Nghệ thuật
thứ 4: Điêu khắc
- Nghệ thuật
thứ 5: Vũ kịch
- Nghệ thuật
thứ 6: Kiến trúc
- Nghệ thuật
thứ 7: Điện ảnh
Công
nghệ điện ảnh – truyền hình sử dụng những kỹ thuật, hiệu ứng, kỹ xảo của hình
ảnh, xây dựng kịch bản, hoạt cảnh, quy trình sản xuất phối hợp với các phương
tiện, máy móc, thiết bị để sản xuất những thước phim chất lượng, mang lại giá
trị và mang tính nghệ thuật cao.
Sinh
viên được trang bị nhiều kỹ năng về chuyên môn như quy trình sản xuất các thể
loại truyền thông như: truyền hình, truyền thanh, điện ảnh, multimedia, cách
thức sản xuất và quản trị sản xuất phim ảnh từ sơ khai cho đến hiện đại
Ngoài
ra, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức về quản trị kinh doanh
sản phẩm truyền thông gồm các hoạt động: nghiên cứu thị hiếu khán giả, lập kế
hoạch sản xuất, cách marketing sản phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình hiệu
quả…; Những kỹ năng mềm bổ trợ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý dự án,
quản trị các nguồn lực về con người, tài chính, thời gian, kỹ năng làm việc
trong tổ chức,…
Với
công nghệ hiện đại và sự tiên tiến của máy móc như hiện nay, những thước phim
bom tấn, mang hơi thở thời đại đã minh chứng cho sự phát triển của công nghệ
điện ảnh – truyền hình không chỉ trên thế giới và Việt Nam cũng đã dần hòa
nhập. Sinh viên sẽ cảm nhận được một sự mới mẻ, khác lạ, thú vị khi giảng đường
là những phim trường nổi tiếng, công cụ học tập là các máy quay tiên tiến,
những phần mềm hỗ trợ hiệu ứng như 3Dmax, Maya, 4D Studio…và đặc biệt hơn,
những giảng viên, người chia sẻ kinh nghiệm còn là những người nổi tiếng mà bạn
chỉ thấy trên màn ảnh. Chính vì vậy, ngành học này luôn mang trong mình sự hấp
dẫn riêng với một bộ phận sinh viên.
Tố chất cần có của một sinh viên
ngành công nghệ kỹ thuật điện ảnh – truyền hình
- Có một sự
đam mê cực kỳ mạnh mẽ với nghệ thuật
- Có “máu
nghệ sĩ” tìm tòi trong con người: giàu cảm xúc, đồng cảm, tinh tế
- Sự tự tin
trong các kỹ năng trình diễn, biểu diễn ở nơi đông người
- Có óc sáng
tạo, tìm hiểu xu hướng và cập nhật kiến thức
- Có sự kiên
nhẫn, cầu tiến, chịu được áp lực công việc và tính kỷ luật cao
- Sắp xếp
lịch trình, linh hoạt trong xử lý tình huống và thay đổi đột ngột
- Có đạo đức
nghề nghiệp và quan điểm nghệ thuật chân chính
Triển vọng nghề nghiệp
- Chuyên gia
thiết kế tại các công ty sản xuất phim ảnh, truyện tranh, thiết kế game
- Làm việc
tại các xưởng phim, đài truyền hình, truyền thanh
- Làm việc
tại các công ty quảng cáo (mảng sản xuất phim quảng cáo)
- Làm việc
tại các đơn vị truyền thông hoạt động trong lĩnh vực sự kiện và phim ảnh
- Tham gia
công tác giảng dạy tại các Trường có ngành Công nghệ điện ảnh – truyền
hình…