www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề họa sỹ

Họa sĩ dường như là mỹ danh quá quen thuộc đối với tất cả chúng ta, và mỹ thuật là dường như là hình thái phát triển song song và tự nhiên nhất với lịch sử phát triển của con người. Trở thành họa sĩ, bạn có thể sẽ phải vượt qua rất nhiều định kiến xa lạ, song với một tâm hồn tự do, đừng ngại ngần!

Họa sĩ là ai?

Họa sĩ là những người sáng tác ra các tác phẩm hội họa, giúp công chúng cảm nhận được bằng thị giác tư tưởng nghệ thuật, tình cảm, tâm huyết của mình qua các tác phẩm. Một cách đơn giản, họa sĩ phải là những người có kỹ năng hội họa nhất định cùng sự sáng tạo, cái tôi cá nhân thể hiện qua từng bức vẽ.

Ở Việt Nam, khái niệm họa sĩ thường bị mặc định là những người mơ mộng và bấp bênh. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, họa sĩ là một trong những nghề “hái” ra tiền nhiều nhất. Tỷ lệ kiếm được việc làm của các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật trên thế giới là 87,4%, mức lương trung bình vào khoảng 30.000 USD/tháng. Vậy nên nếu bạn thực sự đam mê nghề cầm cọ và tin vào sự khác biệt của bản thân thì hãy yên tâm về nghề của mình nhé.

Họa sĩ làm gì?

Họa sĩ là những người sáng tác ra các tác phẩm hội họa, giúp công chúng cảm nhận được bằng thị giác tư tưởng nghệ thuật, tình cảm, tâm huyết của mình qua các tác phẩm. Một cách đơn giản, họa sĩ phải là những người có kỹ năng hội họa nhất định cùng sự sáng tạo, cái tôi cá nhân thể hiện qua từng bức vẽ.

Bước đầu tiên trong quá trình sáng tác của họa sĩ là tìm kiếm ý tưởng. Họa sĩ có thể bắt đầu với việc tìm ra những thứ mình thích và không thích, phác thảo những ý tưởng đầu tiên, mọi lúc mọi nơi trong một quyển sổ nhỏ và sau đó gọt giũa chúng thành những tuyệt tác công phu.

Bạn đồng hành của các họa sĩ còn có các loại màu vẽ, cọ vẽ, nền, bàn vẽ, giá vẽ,… Một số chất liệu màu thường được sử dụng như sơn dầu, sơn mài, màu nước, bột màu hoặc thậm chí là… máu. Chất liệu nền cũng vô cùng đa dạng như giấy in (thường là giấy Canson), giấy dó, vải, lụa, gỗ, thủy tinh, sứ… Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khái niệm họa sĩ còn được mở rộng ra như những “người thiết kế” – họ sử dụng máy tính cùng nhiều phần mềm đồ họa khác nhau để tạo ra tác phẩm.

Sau khi hoàn thành các tác phẩm, để đưa tranh của mình ra trước công chúng, một số họa sĩ có thâm niên lâu năm thường tự tổ chức các triển lãm cá nhân. Một số trẻ hơn có thể tham gia vào các triển lãm chung. Các họa sĩ cũng thường gửi tranh của mình cho một số phòng tranh (gallery) uy tín, hoặc đăng lên website cá nhân để quảng bá và bán tranh của mình.

Họa sĩ làm việc ở đâu?

Họa sĩ sẽ sáng tác và làm việc trong những xưởng vẽ của riêng mình. Tuy nhiên cùng với sự sáng tạo không biên giới của nghệ thuật, trên thực tế các họa sĩ có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu.

Ngoài vẽ tranh tự do, các họa sĩ còn có thể:

  • Tham gia vẽ tranh cho các phòng tranh, studio, các xưởng trưng bày nghệ thuật nhằm mục đích bán tranh thương mại. Tuy vậy đừng quá ghét bỏ cụm từ “thương mại”. Hầu hết các tác phẩm trong các phòng tranh này sẽ trở thành tranh nội thất để trang trí hoặc theo mục đích phong thủy;
 
  • Làm việc trong môi trường giáo dục để luôn được vẽ theo đúng nghĩa. Giáo viên mỹ thuật tại các trường học, các trung tâm dạy mỹ thuật sẽ là những lựa chọn không tồi;
  • Làm việc tại các nhà xuất bản, các công ty in ấn, công ty truyền thông hoặc bất kỳ nơi nào cần đến ấn phẩm hình ảnh.

Làm thế nào để trở thành họa sĩ?

Ngoài tự học và trở thành một họa sĩ nghiệp dư, nếu muốn trở thành một họa sĩ bài bản, bạn có thể đăng ký dự thi vào khối H của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Khối H bao gồm các môn thi như Văn, vẽ trang trí màu và vẽ minh họa. Trước khi dự thi, bạn có thể tham gia vào các lớp học của những giáo viên chuyên dạy vẽ ôn thi khối H, không chỉ mang đến cho bạn những hiểu biết đầu tiên về hội họa mà còn giúp bạn xác định xem đây có thực sự là đam mê của mình không.