www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về quản trị hệ thống và an ninh mạng

Quản trị hệ thống và an ninh mạng là nghề đòi hỏi bạn luôn phải trau dồi nhiều khả năng như làm việc có kế hoạch, biết cách lập chiến lược… Môi trường làm việc hiện đại, linh động và luôn cần những ý tưởng mới từ những cái đầu thông minh.

  1. Tổng quan nghề quản trị hệ thống và an ninh mạng

Tuy mới hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng quản trị hệ thống và an ninh mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề “hot” trong danh sách những công việc có độ hút lớn đối với giới trẻ năng động và có tố chất. Thiết kế các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công hiệu quả. Những công việc này giúp các chuyên viên quản trị và an ninh mạng trở thành những người không thể thiếu trong thời đại công nghệ số.

Quản trị mạng còn được gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống. Là người nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, quản trị viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng chống tấn công của các hacker.

Có thể nói, người quản trị mạng là người phải “biết mọi thứ”. Bởi lẽ, ở các công ty có quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người làm quản trị mạng vừa phải có kĩ năng quản lý hệ thống thông tin của đơn vị, vừa phải sửa chữa nếu cần. Riêng đối với các công ty lớn, số nhân viên quản trị mạng nhiều hơn thì việc quản trị hệ thống được chia ra làm nhiều khâu nhỏ và mỗi người sẽ chuyên trách một mảng, chẳng hạn có người chuyên về bảo mật, người chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.

2. Nghề quản trị hệ thống và an ninh mạng làm gì ?

Công việc của các chuyên viên quản trị hệ thống và an ninh mạng cũng rất đa dạng, nếu trở thành một chuyên gia quản trị và an ninh mạng bạn có thể làm những công việc dưới đây:

  • Cài đặt và hỗ trợ mạng LAN, WAN, các phân đoạn mạng, Internet và các hệ thống mạng nội bộ.
  • Cài đặt và duy trì phần cứng, phần mềm.
  • Phân tích và tách biệt vấn đề an ninh mạng.
  • Giám sát mạng lưới để đảm bảo an ninh và sự sẵn có cho người sử dụng.
  • Đánh giá và sửa đổi hiệu suất của hệ thống.
  • Xác định mạng lưới và hệ thống yêu cầu.
  • Duy trì tính toàn vẹn của các mạng lưới, triển khai và bảo mật.
  • Đảm bảo kết nối mạng trên khắp cơ sở hạ tầng mạng LAN / WAN của công ty là ngang bằng với đặc điểm kỹ thuật.
  • Thiết kế và triển khai mạng.
  • Thực hiện chuyển nhượng địa chỉ mạng
  • Chỉ định giao thức định tuyến và cấu hình bảng định tuyến.
  • Chỉ định cấu hình xác thực và ủy quyền của dịch vụ thư mục.
  • Duy trì cơ sở mạng lưới trong máy cá nhân, chẳng hạn như trình điều khiển và các thiết lập của máy tính cá nhân cũng như máy in.
  • Duy trì các máy chủ mạng như các máy chủ tập tin, hệ thống phát hiện xâm nhập…
  • Quản lý máy chủ, máy tính để bàn, máy in, thiết bị định tuyến, chuyển mạch, tường lửa, điện thoại, trợ giúp cá nhân, triển khai phần mềm, cập nhật bảo mật và bản vá lỗi…
  • Quản lý các thông tin, an ninh trên máy tính, hợp tác với nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính trong công ty hoặc là người trực tiếp kiêm luôn các công việc này.

3. Nghề quản trị hệ thống và an ninh mạng làm việc ở đâu?

 Cơ hội làm việc cho các nhà quản trị hệ thống và an ninh mạng rất phong phú. Chính bởi nhu cầu của người dùng mạng và tầm quan trọng trong việc bảo vệ thông tin nên ở hầu hết công ty, tập đoàn có ứng dụng công nghệ thông tin với quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử, các trung tâm an ninh mạng…. đều cần tới sự hỗ trợ của lực lượng quản trị hệ thống và an ninh mạng. Bạn có thể lựa chọn một trong những môi trường này để làm việc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình nơi làm việc là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy hệ thống ứng dụng thông tin không quan trọng bằng các công ty lớn nhưng nhu cầu về việc quản trị hệ thống và an ninh mạng vẫn có. Hơn nữa, bạn cũng có thể trở thành một giảng viên, một chuyên gia đào tạo về mảng quản trị hệ thống và an ninh mạng tại các trường đại học như Đại học FPT, Đại học Bưu chính Viễn thông… hoặc trở thành khách mời trong các khóa học đặc biệt về an ninh mạng, phổ cập các kiến thức nền tảng giúp người sử dụng máy tính tránh khỏi tình trạng bị đánh cắp thông tin, tài liệu cá nhân… Vì vậy hai chữ “thất nghiệp” đối với dân quản trị mạng rất hiếm hoi xảy ra đấy nhé.