Ngành Khoa học máy tính
Dưới sự bùng nổ của công nghệ hiện đại và khoa học công nghệ đã tác động làm thay đổi diện mạo của đời sống ngày nay. Không ngừng ở đó, ngành công nghệ mà đặc biệt là Công nghệ máy tính hứa hẹn sẽ tiếp tục là một ngành học HOT và thu hút nhiều bạn sinh viên lựa chọn cho việc học tập của mình ở nước ngoài. Chính vì thế, việc cung cấp cho các bạn sinh viên có niềm đam mê với ngành học mới mẻ và thú vị này những thông tin hữu ích nhằm hỗ trợ cho quá trình lên kế hoạch du học của các bạn là một việc làm cần thiết.
Ngành học Khoa học máy tính là gì?
Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Chương trình sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như:
- Cấu trúc máy tính
- Hệ điều hành máy tính
- Ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng
- Trí tuệ nhân tạo
- Bảo mật và an toàn máy tính
- Xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội
- Thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
Vì sao Khoa học máy tính thường bị nhầm lẫn với Công nghệ thông tin?
Đối với những bạn không phải là tín đồ công nghệ, thì việc nhầm lẫn giữa hai ngành học Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin là một điều hết sức bình thường. Có thể thấy, về cơ bản ngành Khoa học máy tính (computer science) và Công nghệ thông tin (information technology) có vẻ không khác nhau nhiều. Trên thực tế, có ba lĩnh vực quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu máy tính được giảng dạy ở cấp đại học
- Kỹ thuật máy tính (computer engineering)
- Công nghệ thông tin (information technology)
- Khoa học máy tính (computer science)
Đây là các chuyên ngành trong cùng một lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi chuyên ngành tập trung vào các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực và nghề nghiệp trong ba chuyên ngành này cũng phân hóa rõ rệt.
Để có thể giúp các bạn sinh viên vẫn còn thắc mắc trong việc phân biệt hai nhóm ngành học này, hãy tham khảo bài viết Chuyên ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin.
Ngành Khoa học máy tính đào tạo những gì?
Tại mỗi trường Đại học sẽ có những thiết kế riêng biệt về ngành học nhưng đều dựa trên nguyên tắc đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ nhất những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn, những kỹ năng mềm cần thiết để các bạn có thể sử dụng tối đa trong ngành nghề sau này.
Nhìn chung, tất cả các trường Đại học ở hầu hết các quốc gia hiện đang giảng dạy chương trình Khoa học máy tính đều có cấu trúc chương trình học như sau:
Những năm đầu của chương trình Đại học, các bạn sinh viên sẽ được học những kiến thức cơ bản về ngành Khoa học máy tính như:
- Khoa học máy tính ứng dụng
- Giới thiệu về chương trình Quản lý
- Giới thiệu về hệ thống mạng lưới
- Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu
- Phân tích & thiết kế hệ thống
- Nguyên tắc cơ bản của phát triển phần mềm
- Các khái niệm toán học cho máy tính
- Hệ điều hành & Kiến trúc máy tính
Từ năm thứ 2 trở đi, chương trình giảng dạy sẽ tập trung nhiều hơn về các môn chuyên ngành, đây cũng là những môn quan trọng nhất giúp bạn có được những kiến thức để áp dụng cho các công việc sau này liên quan đến Khoa học máy tính.
- Phát triển đối tượng mục tiêu cho hệ thống Java
- Phương pháp phát triển hệ thống
- Phát triển chuyên nghiệp & doanh nghiệp
- Sáng tạo và đổi mới
- Phương pháp nghiên cứu cho máy tính & công nghệ
- Cấu trúc dữ liệu
- Lập trình đồng thời
- Quản trị hệ thống & mạng
- Hệ thống máy tính và kỹ thuật cấp thấp
- Lý thuyết tính toán
Cuối mỗi chương trình học, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại các tập đoàn, công ty địa phương hoặc các công ty nước ngoài với đúng vị trí chuyên ngành của bạn. Điều này giúp cho bạn có cơ hội chuẩn bị một hành trang thật vững chắc bao gồm cả kiến thức và kinh nghiệm thực tế nhằm áp dụng cho công việc sau này sau khi tốt nghiệp.
Đối tượng của ngành Khoa học máy tính là những ai?
Khoa học máy tính được biết đến là một ngành học khá nghiên về lý thuyết và học thuật. Cho nên, những người có mong muốn theo đuổi học tập và làm việc trong nhóm ngành này phải là những người có khả năng tư duy logic và óc trừu tượng tốt. Ngoài ra, do những đặc thù của ngành nghề cho nên những người chọn học và làm việc trong ngành Khoa học máy tính, cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu áp lực tốt và biết cách quản lý thời gian hiệu quả.
Để làm tốt công việc của một kỹ sư khoa học máy tính hay một chuyên viên làm việc trong ngành Khoa học máy tính, các bạn còn cần một số kỹ năng như:
- Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng phản biện
-
Cơ hội nghề nghiệp
Khi công nghệ máy tính đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, bạn có thể thấy khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau; chẳng hạn như các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông, kho dữ liệu, các công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác), các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất nhiều, bao gồm:
- Kỹ sư máy tính
- Kỹ sư hệ thống
- Người phát triển phần mềm
- Lập trình viên
- Trưởng phòng Công nghệ (CTO)
- Giám đốc kỹ thuật CNTT
- Kiến trúc sư kỹ thuật
- Quản lý hỗ trợ kỹ thuật
- Trưởng phòng dịch vụ CNTT
- Kỹ sư ứng dụng
- Nhà phát triển Mainframe
- Kiến trúc sư phần mềm
- Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm
- Trình quản lý kho dữ liệu
- Quản lý phát triển ứng dụng
- Kiến trúc sư ứng dụng