Tìm hiểu về Ngành Luật Quốc tế
Ngành Luật Quốc tế là gì?
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
Ngành Luật Quốc tế học gì?
Sinh viên theo ngành Luật Quốc tế được trang bị các phương pháp và kỹ năng thực hành nghề luật; có khả năng tư duy, phân tích và đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung; có khả năng áp dụng các kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn; có kỹ năng đàm phán, tư vấn pháp lý và làm việc với khách hàng; có khả năng làm việc độc lập, hợp tác trong làm việc nhóm; có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh; có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu; soạn thảo văn bản và viết báo cáo phân tích; sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm ứng dụng văn phòng thông dụng.
Ngành Luật Quốc tế ra trường làm gì ?
Với kiến thức liên ngành được trang bị trong quá trình học tập, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm đa dạng như:
– Các cơ quan và đơn vị nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến luật pháp quốc tế, luật pháp hoặc hợp tác quốc tế của hầu hết các bộ ngành và các cơ quan nhà nước;
– Các công ty luật Việt Nam và nước ngoài (đảm nhận các công việc của luật sư);
– Các trường đại học, các viện nghiên cứu (đảm nhận các công việc liên quan tới giảng dạy và nghiên cứu);
– Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức quốc tế phi chính phủ (đảm nhiệm các công việc liên quan đến các lĩnh vực của luật pháp quốc tế hoặc luật pháp nói chung);
– Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt các công ty có quan hệ thương mại, dịch vụ quốc tế (đảm nhận các công việc như phụ trách, rà soát các vấn đề có liên quan đến luật pháp nói chung, luật kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế);
– Các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các toà soạn báo, tạp chí phụ trách các vấn đề liên quan tới pháp luật (cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên).
Ngành Luật Quốc tế cần có những tố chất gì ?
Để thành công với ngành Luật Quốc tế, sinh viên cần có những tố chất sau:
– Luôn cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực: Có thể xem đây là đức tính thiết yếu một người làm nghề luật. Với sứ mệnh thực thi công bằng, bạn phải xác minh cặn kẽ, chính xác sự việc, luôn đề cao, tôn trọng sự thật và không ngần ngại, chùn bước khi đấu tranh cho công lý.
– Có một trí nhớ tốt: Chính là đáp án thứ 2 cho câu hỏi học ngành Luật kinh tế yêu cầu những gì? Nói đến ngành Luật là nói đến hệ thống các điều, các khoản, các chương…quy trình, thủ tục tố tụng. Để làm tốt công việc này đòi hỏi ở bạn một trí nhớ chính xác đến từng chi tiết, hơn nữa khả năng ghi nhớ còn giúp bạn giải quyết nhanh những tình huống, vụ án phải đối mặt.
– Phải năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng: Người học ngành Luật kinh tế phải năng động và bản lĩnh. Nói cách khác là phải có “tinh thần thép”, có như vậy, bạn mới trụ vững trước những thách thức, những mặt trái của xã hội, sự phức tạp của đời sống ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại. Bên cạnh đó, sự sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra nhiều phương pháp giải quyết vấn đề ứng với từng vụ việc nảy sinh trong thực tiễn.
– Giỏi ngoại ngữ:
Hiện nay, thị trường Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư, hoạt động, do đó việc thành thạo ngoại ngữ là một ưu thế vượt trội giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là những nhiệm vụ có liên quan đến nhân tố nước ngoài trong kinh doanh