www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành Luật

Ngành Luật học là gì ?

 

 

Luật Học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.

 

Tuy nhiên, Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật.

Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…v…v..

 

Ngành luật học những gì?

Sinh viên theo học ngành Luật được học những kiến thức sau:

  • Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
  • Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực Luật học;
  • Có kiến thức chuyên môn vững chắc về ngành Luật học nói chung; hiểu biết sâu về một trong các chuyên ngành: Luật hành chính – nhà nước, Luật kinh tế – quốc tế và Luật tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
  • Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức, điều hành, quản lí;
  • Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
  • Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

Ngoài ra sinh viên còn được trau dồi những kĩ năng khác như:

  • Có năng lực vận dụng lí thuyết vào công tác chuyên môn, vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào giải quyết các vụ án; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc về pháp luật;
  • Có khả năng tư vấn pháp luật, tham gia các phiên tòa, giải quyết các vụ án, vụ việc một cách hiệu quả;
  • Có kĩ năng lập luận, thuyết trình, viết báo cáo;
  • Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

Ngành luật ra trường làm gì ?

Sinh viên ngành luật ra trường có thể làm ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; các văn phòng tư vấn pháp luật, các văn phòng luật sư; các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành tại các địa phương; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm); viện nghiên cứu, các tổ chức hợp tác quốc tế.

 

Ngành luật cần có những tố chất gì ?

Để thành công trong ngành luật, sinh viên cần có những phẩm chất sau

– Phải là người công bằng, khách quan và trung thực: Muốn làm người bảo vệ công lý thì trước tiên các bạn phải yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật và chuộng lẽ công bằng, phải “thiết diện vô tư rõ ngay gian” như Bao Thanh Thiên.

– Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao: Khi tham gia một vụ việc liên quan đến luật pháp, trước hết cần linh cảm được sự thật nằm ở đâu, ai đúng, ai sai? Sau đó, phải tìm các chứng cứ, phân tích, đánh giá sự liên hệ giữa các tình tiết để có quyết định đúng đắn.

– Phải có bản lĩnh vững vàng: ngành luật thường phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, nếu không có bản lĩnh và dũng cảm thì các bạn dễ chán nản và đi đến thất bại. Nguy hiểm hơn, sẽ bị bắn gục bởi những “viên đạn bọc đường”.

– Phải có khả năng diễn đạt tốt: Bởi ngành luật là ngành thuyết phục người khác nghe theo mình mà.