Phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam- Cơ hội và nghề nghiệp
1. Tiềm năng phát triển ngành phục hồi chức năng
Sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội là yêu cầu và cũng là động lực để hệ thống trang thiết bị, phương pháp kỹ thuật ngành phục hồi chức năng phát triển theo. Tiềm năng phát triển của ngành phục hồi chức năng thể hiện ở việc hệ thống đào tạo kỹ thuật viên phục hồi chức năng đang được mở rộng và nâng cao cả về quy mô và chất lượng.
- Ý nghĩa nhân đạo cao cả mà ngành phục hồi chức năng hướng tới: giúp những người bị suy giảm chức năng hoạt động do tai nạn hoặc bẩm sinh có thể phục hồi các chức năng để làm việc như những người bình thường khác.
- Không chỉ có những liệu pháp đơn giản cổ truyền như dưỡng sinh, xoa bóp, thể dục thể thao, … mà -kỹ thuật phục hồi chức năng còn có thể chữa bệnh nhờ vào các máy móc, thiết bị công nghệ cao. Số người có nhu cầu gia tăng thì số lượng kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng cũng tăng lên.
- Tại Việt Nam, dù là một ngành khá mới mẻ trong hệ thống y khoa nhưng cũng có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp từ Bắc vào Nam đào tạo ngành này. Điều này hứa hẹn cho sự phát triển nguồn nhân lực của ngành phục hồi chức năng.
2. Nhu cầu nhân lực ngành phục hồi chức năng
Chắc chắn một điều rằng, không phải ngẫu nhiên mà ngành y nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng trở thành một trong những ngành thu hút nhiều sự quan tâm của thí sinh nhất mỗi kì tuyển sinh. Bởi nhu cầu về nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng luôn ở mức cao nên cử nhân sau khi ra trường có thể phần nào yên tâm về vấn đề “đầu ra”.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2015, trong hơn 7 tỉ người trên thế giới có tới khoảng 1 tỉ người khuyết tật cần được trị liệu.
- Tại Canada, một đất nước mà hàng năm có vài trăm ngàn người di dân thì rất cần sự phát triển đội ngũ kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng chính là một trong những ngành giúp bạn dễ dàng định cư nhất tại Canada.
- Ở Mỹ, trong bối cảnh dân số nước này đang bước vào giai đoạn già hóa, yêu cầu về nhân lực ngành phục hồi chức năng thậm chí tăng lên vào khoảng 27% trong giai đoạn 2014 – 2024.
- Trở lại Việt Nam, đất nước có số lượng người khuyết tật cao bậc nhất khu vực Châu Á với số lượng người khuyết tật chiếm khoảng 7.8% dân số vào năm 2015, trong khi nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng còn mỏng đã đặt ra yêu cầu lớn đối với ngành y trong nước.
Cũng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về kế hoạch phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 -2020, nước ta tập trung phát triển mạng lưới phục hồi chức năng toàn quốc từ tuyến xã lên đến tuyến trung ương. Có thể nói, nhu cầu về ngành phục hồi chức năng nước ta luôn ở mức rất cao.
Từ những tiềm năng của sự phát triển ngành phục hồi chức năng, có thể thấy trong tương lai, những trường đại học đào tạo ngành này sẽ là điểm đến trong tầm ngắm của rất nhiều học sinh. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo chuyên ngành phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giao lưu trao đổi với Nhật Bản cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.