Tìm hiểu về ngành Kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại là tổng thể các hoạt động, các quan hệ kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật của một nước với bên ngoài, qua đó tham gia vào sự phân công và hợp tác lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế.
Kinh tế đối ngoại là một bộ phận của nền kinh tế quốc gia, Lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có thể được xem xét từ bản chất kinh tế của quan hệ và giao dịch, ý chí điều chỉnh của Chính phủ thông qua chính sách, cơ chế và các công cụ và đội ngũ nhân lực thực hiện các quan hệ.
Sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và sự phát triển các quan hệ kinh tế trong nước tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Việc phát triển mạnh của lĩnh vực kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một mắt khâu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và do đó, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm tăng giá trị nền kinh tế. Động lực phát triển kinh tế toàn cầu, lúc đó, sẽ trở thành động lực tăng trưởng trực tiếp nền kinh tế của quốc gia đó.
Kinh tế đối ngoại học gì?
Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về:
- Thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế
- Có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong, ngoài nước.
- Giảng viên cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế quốc tế, gồm: Kinh tế học quốc tế, Thương mại và kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế; kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu trong các lĩnh vực trên.
- Các kiến thức, tri thức kinh tế và kinh doanh hiện đại về khu vực và thế giới; Phương pháp luận khoa học để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế.
Với nghành kinh tế đối ngoại, sinh viên có thể theo học tại các trường đại học như Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại Thương cơ sở TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội…). Trong đó, nghành Kinh tế đối ngoại là khoa cơ bản và chủ đạo của Đại học Ngoại Thương, điểm chuẩn của ngành luôn giao động từ 24-26,5 đ Khối A và 22-24,5đ các khối A1, D.
Kinh tế đối ngoại làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành “Kinh tế đối ngoại” có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt tại:
- Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu;
- Lãnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế;
- Bộ phận kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng, marketing, kế hoạch, xuất nhập khẩu… của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
- Phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, tín dụng xuất nhập khẩu… của các ngân hàng thương mại; các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam;
- Chuyên viên kinh doanh, quản lý các chi nhánh ở nước ngoài của các công ty đầu tư nước ngoài của Việt Nam và quốc tế.
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành “Kinh tế đối ngoại” có khả năng làm việc tốt tại các cơ quan quản lí nhà nước từ cấp Bộ đến địa phương như: Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học…
Kinh tế đối ngoại cần những tố chất gì?