www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành kinh tế lao động

1. Mục tiêu:

Chuyên ngành Kinh tế Lao động 

Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế có năng lực chuyên môn về tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, có khả năng phân tích, tham gia hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động xã hội ở phạm vi quốc gia, địa phương, vùng, ngành và các tố chức kinh tế - xã hội.

2. Kiến thức đạt được khi tốt nghiệp ra trường

Kiến thức:   

- Am hiểu về cách thức, mô hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 

- Nắm bắt phương pháp phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến nguồn lực lao động.

- Nắm bắt phương pháp hoạch định, lập kế hoạch, quản lý các chương trình và dự án về huy động, sử dụng nguồn lực lao động của địa phương, ngành, doanh nghiệp.

- Nắm bắt phương pháp tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc khai thác tối ưu nguồn lực lao động xã hội.

Kỹ năng

- Lãnh đạo, quản lý và tham mưu cho các cấp, các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách về phát triển nguồn lực lao động.

- Sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý hiện đại vào quá trình huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lao động xã hội.

- Tổ chức công việc, giao tiếp và đàm phán.

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

Thái độ

- Nhận thức đúng đắn và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ công chức nhà nước.

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức kỷ luật cao, tôn trọng pháp luật. Thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

- Nuôi dưỡng khát vọng cống hiến, vươn lên và có tinh thần phục vụ cộng đồng 

3. Tại sao sinh viên nên chọn học ngành này?

Người lao động là chủ thể của mọi quá quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý, sử dụng, phát huy tiềm năng của nguồn lực lao động trong doanh nghiệp, ngành, địa phương, vùng lãnh thổ, quốc gia phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và đổi mới kinh tế ở Việt Nam vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, chuyên ngành Kinh tế Lao động sẽ mang đến cho những ai có đam mê trong lĩnh vực quản lý lao động nhiều cơ hội nghề nghiệp và sự thăng tiến mạnh mẽ. 

4. Cơ hội việc làm

Cử nhân Kinh tế Lao động có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí công tác tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động từ Trung Ương đến địa phương (Bộ, Sở, Phòng Lao Động Thương Binh – Xã Hội và các cơ quan Lao Động Thương Binh – Xã Hội ở địa phương; Uỷ ban dân số và Kế hoạch hóa gia đình; Bảo hiểm Xã hội; các phòng Tổ chức nhân sự ở các Sở, Ban, Ngành địa phương…).

- Các Trung tâm, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội, tham gia giảng dạy và nghiên cứu các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

- Các phòng chức năng của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế (Phòng Lao động tiền lương, phòng Tổ chức nhân sự...)

- Ban quản lý các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.