www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về Ngành kinh tế

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ

 

Hoạt động kinh tế nói chung được xếp vào bốn khu vực của nền kinh tế:

Lĩnh vực sản xuất sơ khai: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ và khai khoáng.

Khu vực hai của nền kinh tế: công nghiệp và xây dựng.

Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí, v.v..

Khu vực thứ tư – khu vực tri thức: Hiện có xu hướng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn thành một khu vực riêng.

Có thể phân loại ngành kinh tế theo vốn hoặc lao động: ngành thâm dụng tư bản( Vốn) – ngành thâm dụng lao động.

Phân loại theo sản phẩm: ngành hóa chất, ngành dầu mỏ, ngành thực phẩm, ngành cá, ngành giấy, ngành tài chính, ngành phần mềm, ngành quảng cáo, ngành giải trí, v.v..

Một xu hướng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách mạng thông tin. Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá trình “offshoring” (chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài).

 

Ngành Kinh tế học những gì?

Chương trình đào tạo ngành này  trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương của chuyên ngành kinh tế và kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành về quan hệ kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế; kiến thức thực tế về hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý nhà nước; kỹ năng thực hiện và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu: soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, văn bản, chứng từ trong hoạt động xuất nhập khẩu; nghiệp vụ giao nhận, vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế…; kỹ năng nghiên cứu, xúc tiến marketing thị trường xuất nhập khẩu, kỹ năng tham gia hoạch định và quản  các dự án sản xuất – kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, khả năng phân tích, đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô

 

Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo sâu về các môn học như:

–  Marketing căn bản, marketing quốc tế;

–  Kinh tế học quốc tế;

–  Lý thuyết tài chính – tiền tệ;

–  Luật kinh tế;

–  Chuyển giao công nghệ quốc tế;

–  Kinh tế tài nguyên và môi trường;

–  Luật thương mại quốc tế;

–  Kinh tế đối ngoại, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế;

–  Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, vận tải và bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, quản trị tài chính.

Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc: Đại học Ngoại thương, đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Kinh tế-đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học kinh tế Huế…vv..

 

Ngành kinh tế ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể tham gia vào mọi hoạt động có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế hoặc làm việc tại:

–  Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu;

–  Các lĩnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế;

–  Các bộ phận kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng, marketing, kế hoạch, xuất nhập khẩu;

–  Phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, tín dụng;

–  Các ngân hàng thương mại;

–  Các công ty đa quốc gia;

–  Các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp bộ đến địa phương như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, sở công thương, sở kế hoạch và đầu tư;

–  Các khu công nghiệp, khu chế xuất;

–  Các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học;

 

Sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:

–  Cán bộ quản lý;

–  Chuyên viên kinh doanh;

–  Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;

–  Chuyên gia nghiên cứu thị trường;

–  Chuyên gia marketing quốc tế;

–  Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;

–  Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;

–  Chuyên gia xúc tiến thương mại;

–  Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;

–  Chuyên gia tư vấn luật thương mại quốc tế;

–  Nhân viên ngân hàng ở khâu thanh toán quốc tế, khai báo hải quan;

–  Chuyên viên tại các doanh nghiệp có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế;

–  Chuyên viên giao dịch thương mại quốc tế, Hải quan, Vận tải – bảo hiểm, thanh toán – tín dụng quốc tế, thị trường chứng khoán.

Như vậy, ngành kinh tế tạo cơ hội hết sức rộng mở và tiềm năng trên rất nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận.

 

Ngành kinh tế cần những tố chất gì?

– Có kiến thức nền tảng, chuyên môn về kinh tế.

– Khả năng suy nghĩ thấu đáo và logic, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.

– Năng khiếu về ngoại ngữ

– Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lí công việc.

– Kỹ năng phân tích vấn đề