Quản trị sự kiện được hiểu như thế nào?
Trong thế kỷ 21 này, trải
nghiệm được cho là "tất cả" trong ngành dịch vụ. Trải nghiệm của một
sự kiện góp
phần nâng cao hình ảnh một cá nhân, doanh nghiệp thậm chí cả một quốc gia, thúc
đẩy bán hàng, du lịch. Kết quả là, ngành công nghiệp tổ chức sự kiện
đã và đang bùng nổ trong những năm gần đây. Công chúng ngày càng quan tâm nhiều
hơn đến các sự kiện lớn nhỏ. Nhu cầu đối với nhân viên tổ chức sự kiện, người
điều phối, lập kế hoạch sự kiện... cũng vì thế mà tăng lên. Do yêu cầu lao động
chuyên nghiệp, ngành Quản trị sự kiện đã ra đời, hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM
tìm hiểu thêm về ngành Quản trị sự kiện, triển vọng nghề nghiệp, việc làm, mức
thu nhập, các trường đào tạo ngành Quản trị sự kiện nhé.
1. Quản trị sự kiện là
gì
Sự kiện (Event) là những
hoạt động quy tụ nhiều người tham gia tại một thời gian, địa điểm xác định và
người tổ chức ra những hoạt động này được gọi là những người làm event hay tổ
chức sự kiện.
Một số sự kiện thường gặp
- Hội nghị.
- Sự kiện văn
hóa.
- Triển lãm.
- Hội chợ
thương mại.
- Gây quỹ và
các sự kiện xã hội.
- Biểu diễn,
sân khấu
- Lễ hội âm
nhạc và chương trình.
- Tiệc và đám
cưới
- Chương
trình khuyến mãi và ra mắt sản phẩm.
- Lễ trao
giải.
- Chương
trình khiêu vũ.
- Chương
trình hài kịch.
- Ra mắt sách
mới.
- Gây quỹ từ
thiện.
Quy mô của sự kiện có quy mô
khác nhau, có thể ở vài, vài chục khán giả đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng
triệu khán giả, từ mang tính cá nhân đến những sự kiện của công ty, của tỉnh,
quốc gia, quốc tế.
Ngành Quản trị sự kiện là
ngành ứng dụng các khoa học quản trị vào việc tổ chức sự kiện, nó bao gồm việc
nghiên cứu thương hiệu, xác định đối tượng mục tiêu, phân bổ, chỉ đạo, kiểm
soát thời gian, tài chính, con người, sản phẩm, dịch vụ và các nguồn lực khác
để đạt được các mục tiêu của sự kiện được tổ chức.
Quản trị sự kiện là một ngành
cân não
Để tổ chức được một sự kiện
thành công, để lại dấu ấn sâu sắc và thỏa mãn người tham dự thực sự là một thử
thách. Ngoài sức khỏe, kĩ năng, kiến thức, bạn còn phải vận dụng chất xám để có
thể lên ý tưởng, đàm phán- thương lượng với các bên, sắp xếp và xử lý các vấn
đề phát sinh. Với một nguồn tài chính hữu hạn và điều kiện cho phép, bạn phải
tính toán để ra được “sản phẩm sự kiện” tốt nhất.
2.Triển vọng của ngành
Quản trị sự kiện
Nền kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ, do đó, trong những năm gần đây,
nhu cầu nhân lực ngành Quản trị sự kiện đang ngày càng tăng. Các cá nhân, tổ
chức đều quan tâm đến hiệu quả của các sự kiện. Với lợi thế nhiều cơ hội việc
làm. môi trường làm việc năng động, đa văn hóa, được đi nhiều nơi, tiếp xúc
nhiều người, luôn có những điều mới mẻ, mức lương cạnh tranh là những điểm hấp
dẫn của ngành Quản trị sự kiện.
Anh T.Đ.T – Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tổng
đạo diễn sự kiện cho rằng: “Đây chính xác lá nghề của vinh quang không ánh
sáng. Phần lớn bạn nhận được niềm vui, từ những hôm setup chương trình, tổng
duyệt, đi sớm về khuya chứ không phải là những lúc xem chương trình. Đừng để
những hào nhoáng trên sân khấu hay thảm đỏ kia đánh lừa, vì đằng sau chúng là
công sức vô cùng to lớn của anh em trong ekip sau một đêm thức trắng”.
3. Vị trí việc làm và
thu nhập ngành Quản trị sự kiện
Các vị trí công việc trong ngành Quản trị sự
kiện rất đa dạng và đôi
lúc không có tên gọi hoặc phân biệt rõ ràng về trách nhiệm giữa các công việc.
Các vị trí thường gặp:
- Quản
lý sự kiện
- Sản
xuất sự kiện
- Giám
đốc sự kiện
- Quản
lý triển lãm
- Nhà
tổ chức hội nghị
- Quản
lý tài trợ
- Nhà
tư vấn chủ đề
- Quản
lý lễ hội
- Tổ
chức tiệc cưới
- Quản
lý tiệc
- Giám
đốc dịch vụ ăn uống
- Quản
lý tổ chức hội nghị
- Giám
đốc dịch vụ hội nghị
- Quản
lý dịch vụ hội nghị
- Giám
độc dịch vụ hội nghị
- Quản
lý dịch vụ hội nghị
- Điều
phối sự kiện
- Điều
phối sự kiện đặc biệt
- Người
lên kế hoạch sự kiện
Mức thu nhập: tùy
theo vị trí, kinh nghiệm, mức lương trong ngành Quản trị sự kiện khá đa dạng. Ở
các công việc hậu trường, không cần nhiều kĩ năng, kinh nghiệm thì mức lương
chỉ ở mức trung bình của lao động phổ thông, nhưng với các vị trí khác và lên
đến vị trí quản lý thì mức lương lại lên đến 20.000.000 – 50.000.000 đ/tháng,
hoặc tính theo tính chất từng sự kiện có thể nói là không giới hạn.
4.Các tố chất để học
ngành Quản trị sự kiện
Các tố chất để thành công trong ngành:
- Đam
mê
- Sức
khỏe
- Tư
duy sáng tạo
- Khả
năng giao tiếp, đàm phán
- Khả
năng làm việc nhóm
- Kỹ
năng lãnh đạo, quản lý
- Ngoại
ngữ
Các tố chất này bạn có thể rèn luyện trong quá
trình học. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ ngành Quản trị sự kiện đòi hỏi sự chăm
chỉ, vất vả, không quản ngại giờ giấc, di chuyển nhiều nơi.
Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
đã tác động mạnh mẽ đến ngành Quản trị sự kiện. Để thành công, người Quản trị
sự kiện cần nắm bắt, ứng dụng các công nghệ mới trong khâu thu thập dữ liệu,
lên ý tưởng, vận dụng các công nghệ thị giác mới như: các nền tảng tổ
chức sự kiện trực tuyến(Virtual Event), công nghệ trình chiếu Hologram, công
nghệ Kinetic, hiệu ứng 3D Hologram, công nghệ thực tế ảo – thực tế tăng cường
(VR/AR), công nghệ trình chiếu 3D Mapping…
5. Ngành Quản trị sự
kiện học những gì
Các môn học tiêu biểu: Kinh tế vi mô - vĩ mô;
Hoạch định sự kiện; Tiếp thị sự kiện & giải trí; Quản trị
bán dịch vụ sự kiện; Quản trị rủi ro sự kiện; Quản trị dự án;
Quản trị nguồn nhân lực; Quản trị kênh phân phối;Thiết kế trải nghiệm khách
hàng; Dự án sự kiện & dịch vụ giải trí; Quản trị quan hệ khách hàng; Quản
trị dịch vụ giải trí; Công nghệ thông tin trong sự kiện và dịch vụ giải
trí; Quản trị phương tiện