Hiểu như thế nào về ngành học Thống kê kinh tế?
Ngày
nay, dữ liệu đã thay thế dầu mỏ trở được coi thành tài nguyên quý giá nhất.
Những công ty thuộc "câu lạc bộ" vốn hóa trên một nghìn tỷ USD -
Google, Amazon, Microsoft, Apple - hay mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook,
đều làm giàu một phần dựa trên việc phân tích và khai thác nguồn tài nguyên dữ
liệu số. Các doanh nghiệp thuộc mọi
ngành nghề đều đang cố gắng khai thác dữ liệu để phục vụ cho việc kinh doanh
của họ. Ở tầm vĩ mô, chính phủ Việt Nam đã đặt lĩnh vực kỹ thuật số, trong đó có
số hóa dữ liệu vào vị trí trọng tâm của các kế hoạch kinh tế vĩ mô.
Vì
vậy, ngành thống kê kinh tế- ngành khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu kinh tế
trở thành lĩnh vực quan trọng với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng. Hãy cùng tìm
hiểu về ngành Thống kê kinh tế nhé.
1.Hiểu như thế nào về ngành học Thống kê kinh tế
Thống
kê kinh tế là ngành học nghiên cứu các vấn đề thu thập, xử lý, phân
tích, giải thích, biểu diễn và tổ chức dữ liệu kinh tế. Dữ liệu liên quan
đến thống kê kinh tế có thể bao gồm dữ liệu của một công ty, các công ty trong
ngành, nền kinh tế trong một khu vực, quốc gia hoặc một nhóm quốc gia hoặc toàn
cầu. Thống kê kinh tế vi mô sẽ làm việc với dữ liệu về cách thức hoạt động của
thị trường.Thống kê kinh tế hành vi quan sát cách các quyết định kinh tế bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố nhận thức và cảm xúc. Thống kê kinh tế vĩ mô nghiên cứu
tổng số hoạt động ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong khi thống kê kinh tế quốc tế
phân tích thương mại giữa các quốc gia.
Thống
kê kinh tế ngành học kết hợp giữa Kinh tế với Toán học Thống kê và Công nghệ
thông tin, thống kê kinh tế cho phép khám phá tất cả các khía cạnh của dữ liệu,
hướng đến giải quyết một số bài toán then chốt trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Nếu
một nhà khoa học dữ liệu sẽ biết nhiều về công nghệ thống kê kinh tế thì các
nhà thống kê kinh tế sẽ hiểu biết nhiều hơn về cách thức vận hành nền kinh tế,
mối quan hệ giữa các đối tượng kinh tế.
2.Triển vọng của ngành Thống kê
kinh tế
2.1 Nhu cầu nhân lực
Trong
bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới và các cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 là đang diễn ra và mạnh mẽ, dữ liệu được xem vừa là nguyên liệu
đầu vào, giúp đưa ra các quyết định, vừa là thước đo đánh giá sự phát triển
kinh tế. Khối lượng dữ liệu ngày càng lớn, khoa học dữ liệu nói chung sẽ
khai thác lượng dữ liệu khổng Ông Andrew Williamson, Phó chủ tịch Huawei
đã phát biểu tại ngày Internet Việt Nam 16/12/2020 “Nhiều người vẫn nói dữ liệu
là dầu mỏ của thế kỷ 21. Nhưng thật ra vẫn có sự khác biệt. Dầu mỏ hữu hạn,
trong khi dữ liệu là vô hạn. Theo thống kê, trung bình mỗi người tạo ra 1,7 GB
dữ liệu một ngày"
Tuy
thống kê kinh tế là ngành đã có từ lâu nhưng dưới tác động của cách mạng Công
nghệ 4.0, thống kê kinh tế trở thành ngành quan trọng trong lĩnh vực Big Data,
một trụ cột của cách mạng công nghiệp 4.0 . Vì vậy, nhu cầu
nhân lực của ngành Thống kê kinh tế đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
2.2 Các vị trí việc làm sau tốt
nghiệp
·
Chuyên viên phân
tích dữ liệu và hoạch định chính sách kinh tế trong các cơ quan thuộc hệ thống
thống kê Nhà nước, bộ ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội.
·
Làm việc tại các tổ chức
tư vấn, nghiên cứu, phân tích trong nước và quốc tế; các dự án, tổ chức phi
chính phủ trong nước và quốc tế.Tham gia các dự án phân tích.
·
Nghiên cứu viên
trong các tổ chức tư vấn, viện, trung tâm nghiên cứu;
·
Chuyên viên nghiên
cứu và phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh
tế: chuyên viên phân tích thị trường, chuyên viên theo dõi số liệu tồn kho,
chuyên viên phân tích số liệu vận hành, chuyên viên đánh giá rủi ro…
·
Tham gia thành lập các
công ty tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu.
·
Trở thành chuyên
viên phân tích dữ liệu (Data Analysit) hoặc chuyên viên phân tích dữ
liệu kinh doanh ((Business Analyst) trong các công ty, tập đoàn đang thu hút
một lượng lớn nhân lực trong ngành Thống kê kinh tế. Đặc biệt, các lĩnh
vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các mạng xã hội luôn “khát” nhân
lực phân tích dữ liệu.
Theo
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Phân tích dữ
liệu đã tăng mạnh trong năm 2020, gấp 6 lần so với 5 năm trước. Một cuộc khảo sát đối với ban
giám đốc do công ty nghiên cứu Gartner thực hiện vào tháng 7 năm 2020 cho thấy
78% người được hỏi coi phân tích dữ liệu là công nghệ sẽ làm thay đổi ngành mà
họ đang làm trong thời buổi đại dịch COVID-19.
Bạn có thể dễ dàng truy cập các trang web tuyển dụng phổ
biến tại Việt Nam và tìm kiếm mô tả các công việc liên quan đến thống kê kinh
tế (Economic Statistics) hoặc chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analysit) để
có cái nhìn cụ thể hơn về công việc sau khi tốt nghiệp.
2.3 Mức thu nhập của nhân lực ngành
Thống kê kinh tế
Theo
thống kê của trang erieri.com, mức lương của chuyên viên thống kê kinh tế tại
Mỹ hiện nay khá cao, là trung bình là 97.897 USD/năm,
Tại
Việt Nam, theo thống kê Jobsgo.vn, đến tháng 8/2021, mức lương trung bình của
một nhân viên xử lý dữ liệu là 6-11 triệu đồng/tháng. Khi bạn có kinh
nghiệm và nâng cao trình độ, mức lương này sẽ tăng lên và có thể lên đến
470 triệu đồng/tháng (theo TOPDEV).
3.Các tố chất cần thích
hợp với ngành Thống kê Kinh tế
- Có óc logic
- Thích đặt
câu hỏi, đặt ra các giả thuyết
- Thích tìm
ra cách giải quyết vấn đề
- Ham học
hỏi, chịu khó
Để
thành công trong ngành Thống kê kinh tế, bạn không nhất thiết phải siêu sao về
toán, hay thật giỏi lập trình. Cái bạn cần là nắm bắt và vận dụng các công cụ
toán, thống kê, lập trình để giải quyết vấn đề.
4. Ngành Thống kê kinh
tế học những gì
Gồm các môn học đặc
trưng liên ngành của toán học, thống kê học, kinh tế, tài chính, tiếp thị và
khoa học máy tính: Kinh tế vi mô, vĩ mô, Kinh tế lượng, Lý thuyết tài
chính tiền tệ, Lý thuyết thống kê, Thống kê kinh tế, Thiết kế điều tra., Thống kê xã
hội, Lý thuyết cơ sở dữ liệu, Những nguyên lý cơ bản của khai thác dữ liệu,
Phân tích dữ liệu, Tin học ứng dụng trong Thống kê, VBA excel,
SQL, Python.
Một số Trường đào tạo chưa chú trọng về
khoa học máy tính ứng dụng trong thống kê, bạn có thể tự trang bị cho
mình thêm qua các khóa học ngắn hạn, trực tuyến.