Xuất nhập khẩu là gì? công việc của xuất nhập khẩu gồm những gì?
1. Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là một phần trong hoạt động thương mại quốc tế. Hiểu đơn giản thì xuất nhập khẩu được chia là hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu có nghĩa là nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam. Còn xuất khẩu tức là xuất hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài. Còn cụ thể, dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 thì quy định về xuất nhập khẩu như sau:
“Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
2. Công Việc Của Xuất Nhập Khẩu Gồm Những Gì?
Rất nhiều bạn sinh viên chưa biết xuất nhập khẩu là gì? Công việc cụ thể của ngành này ra sao? Và đang phân vân có dự định học ngành xuất nhập khẩu hay không? Học ngành này thì ra trường sẽ làm công việc gì? Thực ra, không nhất thiết làm việc trong ngành xuất nhập khẩu là phải học ngành này, chỉ cần có đam mê và được đào tạo dần dần thì vẫn có thể làm tốt công việc này. Người ta thường nói “ trăm hay không bằng tay quen” nên các bạn đừng quá lo lắng quá nhiều về vấn đề chuyên môn.
2.1. Nhân viên mua hàng
Đây là một công việc tiêu biểu khiến nhiều người nghĩ đến khi hỏi xuất nhập khẩu là gì. Nhiệm vụ chủ yếu của một nhân viên thu mua là tham gia tìm kiếm những đối tác phù hợp, chốt các đơn hàng cho công ty và ký hợp đồng với những nhà cung cấp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhân viên thu mua còn phải phối hợp với các phòng ban khác để quản lý các kho hàng, đánh giá chất lượng các loại nguyên vật liệu.
2.2. Nhân viên chứng từ
Với công việc này, nhân viên sẽ làm các công việc như liên hệ các hãng vận chuyển lấy booking, lập hóa đơn và gửi cho khách hàng, xác nhận thông tin hóa đơn khách hàng, theo dõi quá trình chuyển hàng hóa.