Tìm hiểu về ngành thương mại điện tử
Tháng
3/2022, sàn thương mại điện tử Lazada với sự hợp tác của đối tác nghiên cứu thị
trường Milieu Insight đã công bố kết quả khảo sát về hành vi tiêu dùng trên
toàn Đông Nam Á . Kết quả cho thấy 73% người tiêu dùng Đông Nam Á đã xem
mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, tăng hơn nhiều
so với tỷ lệ 60% trong cuộc khảo sát vào 2 năm trước. Đặc biệt, tại Việt Nam,
có đến 81% người được hỏi cho rằng mua sắm thương mại điện tử đã trở thành một
thói quen.
Có thể
nói, Sự phát triển
mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử trên thế giới như Amazon, Ebay,
Alibaba hay tại Việt Nam là các nền tảng Lazada, Tiki, Shopee, cùng với việc
các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng qua website, qua app, qua mạng xã hội đã cho
thấy thương mại điện tử đang là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa.
Do đó,
nhu cầu nhân lực cho ngành thương mại điện tử cũng tăng cao. Hãy cùng Hướng
nghiệp 4.0 tìm hiểu thêm về ngành học này nhé.
1. Ngành thương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử hay E-Commerce (Electronic
Commerce) là quá trình tiến hành một phần hay tất cả các hoạt động kinh
doanh trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương
mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi
cung ứng điện tử, tiếp thị Internet.
Có
bốn loại mô hình thương mại điện tử chính:
- Doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B): Là mô hình mua bán sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau,
thường là giữa những công ty nhỏ và công ty lớn.
- Doanh nghiệp với người tiêu
dùng (B2C): Các doanh nghiệp bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cá
nhân
- Người tiêu dùng với người tiêu
dùng (C2C): Còn được gọi là thị trường trực tuyến, là nơi người tiêu dùng
cá nhân trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các sàn giao dịch.
- Cá nhân với doanh nghiệp (C2B):
là mô hình nơi các cá nhân, như người làm nghề tự do hoặc người có ảnh
hưởng trong ngành bán hàng hóa hoặc dịch vụ của họ cho một doanh
nghiệp.
Ngành học Thương mại điện tử là ngành học đào tạo nhân lực
có kiến thức về kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, kiến thức chuyên
sâu về việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên Internet và các mạng máy tính.
Nói cách khác, thương mại điện tử là ngành học về ứng dụng
khả năng quản lý kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử theo 04 mô hình
B2B, B2C, C2C, C2B kể trên.
2. Triển vọng của ngành Thương
mại điện tử
Những ưu điểm làm ngành thương mại điện tử so với thương mại
truyền thống
- Sự thuận tiện: Thương mại điện
tử là nền tảng của sự tiện lợi khi bạn muốn mua hoặc bán sản
phẩm. Không giống như các cửa hàng thực, bạn có thể đăng nhập vào
internet 24 giờ một ngày, có nghĩa là bạn có thể mua hàng trực tuyến bất
cứ lúc nào.
- Đa dạng hơn: Thương mại
điện tử cung cấp nhiều loại sản phẩm mang đến nhiều sự lựa chọn hơn so với
nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống.
- So sánh giá dễ dàng
hơn: Nền tảng thương mại điện tử giúp người tiêu dùng so sánh giá
hàng hóa và dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Giúp
người bán hàng tiết kiệm chi phí tiếp thị, mặt bằng, kho lưu trữ, chăm sóc
khách hàng; giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí đi lại.
Đại dịch Covid 19 càng làm cho người tiêu dùng chuyển từ mua
sắm trực tuyến sang mua sắm trên các ứng dụng thương mại điện tử. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 với ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng vào
đời sống kinh tế đem đến sự đảm bảo về khả năng phát triển của thương mại điện
tử trong tương lai
Một số thông tin về triển vọng ngành thương mại điện tử
Trên thế giới:
Theo
nhà cung cấp dữ liệu thị trường Statista, năm 2021, doanh số thương mại điện tử
bán lẻ toàn cầu đạt khoảng 4,9 nghìn tỉ USD. Con số này được dự báo sẽ
tăng 50% trong vòng 4 năm tới, đạt khoảng 7,4 nghìn tỉ USD vào năm 2025.
Báo cáo của Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua
thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức
đối phó trong thời dịch. Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn
đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời
gian mua sắm.
Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử
đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với
phương thức mua sắm truyền thống. Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một
phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải
thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho
người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch
vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.
Tại Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam
năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia
có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Tháng 2/2022, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
Nguyễn Ngọc Dũng nhìn nhận, dịch Covid-19 như một cú hích đẩy nhanh quá trình
tăng trưởng của thương mại điện tử. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong
các năm gần đây đạt khoảng 30-35%/năm. "Đến nay, đã có hơn 70% dân số Việt
Nam tiếp cận internet, trong đó gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm trực
tuyến, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử và thanh toán mua hàng qua
mạng".
Chính phủ Việt Nam đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm
2025 trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai
đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15
tháng 5 năm 2020 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện
tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn
và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường
thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở
rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua
ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên
biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc
nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
3.Nhu cầu nhân lực ngành thương mại
điện tử
Hướng nghiệp 4.0 CDM xin được trích dẫn kết quả khảo sát năm
2021 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)
"Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
(Bộ Công Thương), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có việc
làm được ghi nhận tại một số trường đại học, cao đẳng đạt tới trên 90%. Khảo
sát từ các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử thì nguồn nhân
lực thương mại điện tử còn đang thiếu hụt, có dưới 30% nhân lực được đào
tạo chính quy thương mại điện tử, 55% đào tạo từ các ngành kinh doanh, thương
mại, công nghệ thông tin, còn lại là các ngành nghề khác. Những con số trên
phản ánh công tác đào tạo chính quy nguồn nhân lực thương mại điện tử hiện
nay mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế.”
Thách thức đối với nhân lực ngành thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một trong những ngành giá trị nhất để
phát triển song hành cùng internet và có thể tạo ra những bước tiến nhảy vọt
tại nhiều quốc gia. Tuy vậy, sự phát triển nhanh đòi hỏi chất lượng nhân lực
cũng phải tương xứng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhân lực ngành
thương mại điện tử phải có những hiểu biết cần thiết về thương mại,
luật pháp, có nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, các kiến thức về quản trị kinh
doanh, cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện
tử, có khả năng trao đổi thông tin thành thạo trên mạng và ứng
dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc. Ngoài ra, phải thường xuyên
bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới xuất hiện.
Tỷ
lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại
điện tử và Công nghệ thông tin
Tỷ
lệ theo kỹ năng khó khăn của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động có kỹ năng về
thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
5.Các vị trí việc làm trong ngành
thương mại điện tử
Sinh viên tốt nghiệp
ngành thương mại điện tử có thể làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và quốc
tế tại các vị trí:
-
Chuyên viên hoặc quản lý kinh doanh thương mại, marketing, bán hàng, hậu cần,
kho vận, quản trị vận hành hệ thống thương mại điện tử tại các doanh
nghiệp hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây
dựng…theo 4 mô hình thương mại điện tử đã đề cập.
Chuyên
viên hoặc quản lý phụ trách tư vấn các giải pháp phát triển hệ thống thông tin,
quản trị cơ sở dữ liệu tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp về thương mại điện
tử.
-
Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử;
-
Khởi nghiệp về thương mại điện tử;
Một
số vị trí việc làm cụ thể
- Chuyên viên kinh doanh thương
mại điện tử
- Chuyên viên xử lý và phân tích
số liệu
- Chuyên viên nội dung/Biên tập
viên;
- Chuyên viên Marketing: chuyên
viên Google Ads, SEO Marketing
- Chuyên viên dịch vụ khách hang
- Chuyên viên Quản lý phát triển
tài khoản
- Chuyên viên lập trình phát
triển website Thương mại điện tử
- Chuyên viên quản lý đối tác
Thương mại điện tử
- Chuyên viên Quản lý chuỗi cung
ứng
- Chuyên viên điều phối giao nhận
- Chuyên viên phân loại hàng hoá
- Chuyên viên phụ trách kho hàng
- Chuyên viên Hậu mãi
- Chuyên viên Kiểm soát chất
lượng
- Chuyên viên dự án thương mại
điện tử
Đi kèm với đó là các vị trí quản lý như trưởng nhóm, trưởng
bộ phận, trưởng phòng, giám đốc có liên quan
6.Mức thu nhập trong ngành thương
mại điện tử
Theo
thống kê của website www.timviec.com.vn, mức lương cho chuyên
viên ngành thương mại điện tử có kinh nghiệm dưới 3 năm nằm ở mức 7-12 triệu
đồng/tháng.
Theo báo cáo Hướng dẫn lương của Adecco Việt Nam năm 2022,
mức lương với các chức danh quản lý trong ngành thương mại điện tử khá
cao, từ 35-180 triệu đồng/tháng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều doanh nhân đã
thành tỷ phú khi khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử như Jeff Bezos của
Amazon và Jack Ma của Alibaba hay Pierre Omidyar – CEO eBay, Richard Liu –
CEO JD.com cho thấy đây là một mảnh đất vàng cho khởi nghiệp. Tuy vậy, bạn cần
nhận thấy rõ sự cạnh tranh khốc liệt với rất nhiều công ty đã phải rời khỏi
ngành.
7.Ngành thương mại điện tử học những
gì
Tuỳ theo cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo có thể có sự
khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ bao gồm các khối kiến tghức
- Kiến thức cơ sở ngành: thương mại điện tử căn
bản, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, quản trị học, marketing căn bản, quản trị
nhân lực căn bản, khởi sự kinh doanh, các phương pháp và mô hình phân tích dự
báo, văn hóa kinh doanh, quản trị dịch vụ, quản trị công nghệ,…
- Kiến thức căn bản về công nghệ thông tin và truyền thông:
cơ sở lập trình, mạng máy tính và truyền thông, quản trị cơ sở dữ liệu, hệ
thống thông tin quản lý, công nghệ blockchain và ứng dụng trong thương mại
điện tử, an toàn và bảo mật thông tin,..
- Kiến thức chuyên ngành: phát triển hệ thống thương
mại điện tử, thương mại di động, marketing thương mại điện tử, thanh toán
điện tử, chính phủ điện tử, bán lẻ điện tử B2C, bán buôn điện tử B2B và chuỗi
cung ứng trên Internet, quản trị chiến lược thương mại điện tử, an toàn
thông tin & quản trị rủi ro thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu
trực tuyến, pháp luật thương mại điện tử…
- Thực hành các kĩ năng, các công cụ thực hiện hoạt
động thương mại điện tử như: thực hành khai thác dữ liệu trên mạng
internet, thực hành quảng cáo điện tử, thiết kế và triển khai website, các phần
mềm ứng dụng trong doanh nghiệp…