Tìm hiểu về ngành Marketing
Marketing là gì?
Nhiều người định hình và hiểu Marketing là hình ảnh một người tay xách những sản phẩm đi chào bán, quảng bá hình ảnh, tiếp thị sản phẩm hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi… Tuy nhiên, cách nghĩ này hoàn toàn không chính xác.
Thực chất, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Một cách ngắn gọn và chính xác nhất theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”
Marketing học những gì?
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh:
- Nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng.
- Thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
- Học Các môn chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
Đối với ngành Marketing, một số trường đào tạo uy tín như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Tài chính Marketing, Đại học Ngân hàng TP.HCM… sinh viên được trang bị các kỹ năng chuyên môn, chú trọng ngoại ngữ cùng kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán – thương lượng,….nhằm trang bị công cụ vững chắc cho người học khi theo đuổi nghề nghiệp đầy cạnh tranh này.
Marketing ra trường làm gì?
Người học Marketing sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí:
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing…
Học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:
- Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia;
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency);
- Công ty truyền thông (Media agency);
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency);
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing…
Ngành Marketing cần những tố chất gì?
- kiên trì
- Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro
- Năng động, tự tin, nhiệt huyết
- Có khả năng hoạt ngôn, ăn nói lưu loát
- Đam mê kinh doanh và có tư duy sáng tạo