www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Thương mại điện tử là gì? Học những gì? ra trường làm gì?

 
Công nghệ ngày càng phát triển và đa dạng, kéo theo đó là nhiều loại hình kinh doanh xuất hiện, trong đó việc bán hàng thông qua công nghệ dần trở nên phổ biến. Theo đó, cụm từ thương mại điện tử được khai sinh và trở nên quen thuộc trong thời đại số như hiện nay chính là hệ quả của công nghệ hiện đại.
Thương mại điện tử là gì? Học những gì? đã trở thành một khái niệm, lĩnh vực công việc kích thích những người trẻ đam mê khám phá cũng như chinh phục một lĩnh vực nghề nghiệp mới nhiều hứa hẹn.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là gì? Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Về bản chất, thương mại điện tử giống như thương mại truyền thống thông qua khái niệm “mua bán”. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, quảng bá, thậm chí là thanh toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
Có thể hình dung thương mại điện tử có các loại hình sau:
- B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business)
- B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (business to consumer)
- B2G: Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước – (business to government)
- C2C: Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – (consumer to consumer)
- G2C: Giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân – (government to consumer).
 
Ngành Thương mại điện tử là gì? Học những gì?
Ngành Thương mại điện tử là gì? Học những gì? trở thành đề tài thu hút các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu
 
Ngành Thương mại điện tử học những gì?
Với ngành Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;...
Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin là những nội dung tối quan trọng sinh viên ngành Thương mại điện tử cần tích lũy.
Chọn ngành thương mại điện tử, sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn đầy bổ ích và thú vị như: Kinh tế thương mại, Pháp luật thương mại điện tử, Marketing điện tử, Thư tín thương mại, Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại, Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Quản trị khách hàng trong Thương mại điện tử ....


Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học...ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Tóm lại, với tính mới của ngành nghề, việc mong muốn trải nghiệm và tìm kiếm một cơ hội việc làm rộng mở trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn nên hiểu rõ Thương mại điện tử là gì? Học những gì? là việc rất cần thiết.

Học Thương mại điện tử ra trường là làm nghề gì ?

Như vậy bạn đã biết thương mại điện tử là ngành gì. Vậy sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử bạn có thể đảm nhiệm các vị trí sau tại một doanh nghiệp như:

  • Chuyên viên phân tích Thương mại điện tử.Người đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
  • Chuyên viên quản lý hiệu suất Thương mại điện tử. Người chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận khách hàng và duy trì doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên quản lý trang web thương mại điện tử.
  • Chuyên viên Marketing online tại doanh nghiệp.
  • Trở thành chuyên gia tư vấn, diễn giả đào tạo, giảng viên về Thương mại điện tử.
  • Khởi nghiệp kinh doanh Thương mại điện tử.
  •  

Như vậy học thương mại điện tử có nghĩa các em đang học cách sử các kênh TMĐT như: Website, Google, facebook, zalo, … để đưa thông tin sản phẩm dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, các em còn học các kỹ năng Marketing. Kỹ năng nắm bắt tâm lý người tiêu dùng. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên internet, kỹ năng bán hàng… Mục đích cuối cùng là làm thế nào để phát triển doanh số. Và tăng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.