Ngày nay, có rất nhiều bạn quan niệm “Học Quản trị kinh doanh khó xin việc”. Tuy nhiên, liệu đây có phải là sự thật của ngành Quản trị kinh doanh; một ngành chưa bao giờ giảm độ “Hot” mỗi kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Cùng tìm hiểu những cơ hội việc làm của ngành Quản trị kinh doanh để có cái nhìn rõ hơn về ngành này.
Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phát triển nhiều kỹ năng kinh doanh đa dạng trong suốt chương trình. Trong thời gian học bạn sẽ được học nhiều kiến thức liên quan bao gồm kế toán, tin học ứng dụng, quản lí nguồn nhân lực, tiếp thị, quản lý tiền lương… Chương trình này sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc để xây dựng sự nghiệp trong kinh doanh, đặc biệt là nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, năng động và sự cầu tiến.
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được trang bị nhiều kỹ năng
Với bằng Quản trị kinh doanh, sinh viên có cơ hội làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: mở công ty riêng; quản lý doanh nghiệp; làm việc với các công ty thương mại, công nghiệp, hoặc các công ty dịch vụ và cơ quan chính phủ. Ngày nay, các công ty luôn tìm kiếm nhân viên có kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Ngoài ra, kỹ năng tư duy phản biện, khả năng ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo giỏi là điều tiên quyết để tuyển dụng.
Những lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Các công việc liên quan trực tiếp đến bằng cấp của bạn bao gồm:
- Tư vấn kinh doanh
- Phân tích kinh doanh
- Kế toán quản trị
- Phân tích số liệu
- Nhà khoa học dữ liệu
- Bảo hiểm
- Tư vấn quản lý
- Giám đốc sản xuất
- Quản lý dự án
- Quản lý rủi ro
- Môi giới chứng khoán
- Quản lý xây dựng
- Chuyên viên phòng nhân sự
- Quản lý hậu cần và phân phối
- Giám đốc tiếp thị
- Quản lý bán lẻ
- Giám đốc bán hàng
- Phân tích hệ thống
Hãy nhớ rằng nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận đơn ứng tuyển từ sinh viên tốt nghiệp với bất kỳ ngành nào, vì vậy đừng chỉ hạn chế ở những công việc được liệt kê ở trên đây.
Kinh nghiệm làm việc
Một tấm bằng quản trị kinh doanh chuẩn bị cho bạn một sự nghiệp trong kinh doanh, có thể trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Lựa chọn nghề nghiệp của bạn do đó thay đổi. Trước tiên tìm hiểu xem bản thân yêu thích lĩnh vực nào, sau đó tìm kiếm kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực đó.
Bạn có thể có được kinh nghiệm làm việc tại trường đại học thông qua các hoạt động ngoại khóa như là thành viên câu lạc bộ hoặc có vai trò nào đó trong một tổ chức xã hội. Điều này sẽ phát triển kỹ năng xây làm việc nhóm, kỹ năng kinh doanh hoặc quản lý tài chính của bạn. Bạn cũng có thể tìm một công việc bán thời gian trong một lĩnh vực liên quan đến sở thích của mình. Một công việc bán thời gian đem lại kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn làm việc trong tương lai sẽ là lợi thế rất lớn.