Hiểu như thế nào về ngành Marketing?
Theo
Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ, marketing lại được định nghĩa như sau “Marketing
là cả một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ
thể hóa ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi,
làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.”
Hiểu như thế nào về ngành Marketing?
Marketing
bao gồm tất cả khâu nghiên cứu sản phẩm, phân tích thị trường, nghiên cứu chiến
lược bán hàng, chăm sóc khách hàng... Nói chung là toàn bộ công việc liên quan
đến hỗ trợ bán hàng và quảng bá thương hiệu.
Marketing
quyết định thiết lập khâu bán hàng, phân phối sản phẩm. Công việc tiếp thị cần
sử dụng đến nhiều nền tảng truyền thông kết nối giữa khách hàng và bên cung cấp
hàng hóa dịch vụ, tạo dựng lòng trung thành giữa 2 bên.
Hoạt
động marketing rất quan trọng với doanh nghiệp, nhất là giai đoạn phát triển
bùng nổ của công nghệ số và những nền tảng đa kênh: khách hàng sẽ có thêm thông
tin doanh nghiệp, cửa hàng, sản phẩm mà mình quan tâm rất nhanh; doanh nghiệp
sẽ tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian;
hỗ trợ nâng cao doanh số bán hàng và giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp.
Sinh
viên sẽ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp về các hình thức
trong marketing và cách thức ứng dụng chúng trong các kỳ thực tập thực tế tại
một doanh nghiệp, một dự án hoặc thậm chí tự kinh doanh riêng như. Một số
chuyên ngành sinh viên sẽ được học tập tại giảng đường như:
- Marketing
Thương mại: là
quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả
năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn
vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và
người tiêu thụ. Mục tiêu cuối cùng của Marketing thương mại đó là: Bảo đảm
lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh
trên thị trường. Chuyên ngành này sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu
về: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Marketing quốc tế; Marketing
tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị;
Truyền thông marketing và xúc tiến; Phân tích, ra quyết định, tổ chức
triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến
thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ...
- Quản trị
Marketing: Trang
bị cho người học những kiến thức về quản lý, phương thức xây dựng và quảng
bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing... Các môn học
của chuyên ngành Quản trị Marketing gồm: Quản trị sản phẩm, Nghiên
cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Digital Marketing, Marketing quốc
tế, Marketing dịch vụ, Chiến lược Marketing cho thế giới mạng...
- Truyền
thông Marketing: Đào
tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế -
xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền
thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi
tiêu dùng xây dựng và phát triển thương hiệu... Các môn học tiêu biểu
như: Truyền thông Marketing tích hợp, Chiến lược phương tiện truyền thông,
Marketing trực tiếp, Xúc tiến bán hàng, Tổ chức sự kiện, Quản trị thương
hiệu, Quảng cáo và thiết kế quảng cáo...
- Quảng cáo: Cung cấp những kiến thức
chuyên sâu về hệ thống lĩnh vực truyền thông, tìm hiểu về cách thức để
bảng bá một mặt hàng sản phẩm cụ thể là về quản trị khách hàng quảng cáo,
chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện.
Có thể kể đến một số môn học của chuyên ngành Quảng cáo như: Quản trị
quảng cáo, Quảng cáo và xã hội, Chiến lược quảng cáo, Các xu hướng tiếp
thị, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Marketing online, Quan hệ
công chúng...
- Quản trị
Thương hiệu: Đào
tạo những kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương
hiệu, cách triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát
triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận
diện thương hiệu, định vị thương hiệu… Theo học chuyên ngành Quản trị
Thương hiệu, bạn sẽ được học các môn như: Quản trị thương hiệu; Nhượng
quyền thương hiệu; Quan hệ công chúng; Quảng cáo và khuyến mại; Tổ chức sự
kiện; Phát triển sản phẩm mới; Marketing dịch vụ...
Tố chất cần có của một sinh viên
ngành Marketing
Với
người học Marketing sẽ cần nhiều kỹ năng để có thể học và phát triển con đường
sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Nhìn chung người học nếu có những tố chất sau có
thể xem xét đến việc theo đuổi con đường tương lai với marketing:
- Sự sáng
tạo: Đây
là tố chất bẩm sinh kết hợp với rèn luyện thông qua nhiều phương
pháp khác nhau. Các ý tưởng sáng tạo cần được định hướng đến người tiêu
dùng, khách hàng sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc rèn luyện tư duy sáng tạo không
chỉ giúp ích cho công việc mà còn có thể áp dụng nó trong cuộc sống hàng
ngày để giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Đam mê kinh
doanh: người
làm marketing tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm nâng cao hoạt động bán
hàng và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, người hoạt động
lĩnh vực này cũng cần có “máu” kinh doanh quyết liệt.
- Khả năng
phân tích, tổng hợp số liệu: hoạt động, tâm lý, hành vi cùng những con số thay
KPI thay đổi mỗi năm. Vì vậy, người làm marketing phải đọc được số liệu
qua các năm để có cái nhìn tổng quan và vạch ra chiến lược phát triển cùng
công ty.
- Nhạy bén
với thị trường: Môi
trường marketing vốn thay đổi từng ngày, một xu hướng đôi khi chỉ duy
trình trong vài ngày, xu hướng khác có khi cả năm. Điều quan trọng là bạn
phải nhanh nhạy nhận ra nó thay đổi như thế nào để bắt trend kịp lúc.
- Kiên nhẫn
và tích cực: Có
một nghịch lý là những người sáng tạo thường ít kiến trì. Sự nóng vội
thường không đem đến kết quả tốt. Ngay bạn có rất nhiều ý tưởng cũng cần
học cách bình tĩnh chọn lọc kỹ lưỡng để tránh lãng phí thời gian và công
sức của team sản xuất.
- Kỹ năng
giao tiếp linh hoạt: Giao tiếp tốt sẽ là lợi thế lớn khi bạn là người thường
xuyên phải làm việc với nhiều bộ phận trong công ty và khách hàng. Hãy nhớ
đến tiêu chuẩn 4S trong giao tiếp khi luyện tập đó là: Smile – Smart –
Speed – Sincerity (Nụ cười – Thông minh – Tốc độ – Chân thành).
Triển vọng nghề nghiệp
Một
số vị trí công việc chính trong Marketing:
- Strategic
Planner (Hoạch định chiến lược truyền thông): Công việc chính của một
Strategic Planner là lên kế hoạch thực hiện sản phẩm, làm việc với các
team Designer, Copywriter... tính giá cho mỗi dự án và kiểm tra thành phẩm
trước khi giao hàng cho khách. Con đường sự nghiệp của một Strategic
Planner: Strategic Planner → Senior Strategic
Planner → Strategic Planning Manager
- Copywriter
(Chuyên viên sáng tạo nội dung): Vị trí của Copywriter tại Agency là ở bộ phận
Creative, các “phù thủy con chữ” chịu trách nhiệm về ý tưởng quảng cáo,
slogan... Con đường sự nghiệp của một Copywriter: Junior
Copywriter → Senior Copywriter → Creative Director
(CD)
- Marketing
Research Executive (Nhân viên nghiên cứu thị trường): Người làm nghiên cứu sẽ
thu nhập, phân tích và giải thích về thị trường, về sản phẩm hoặc dịch vụ
được chào bán trên thị trường đó. Ngoài ra, họ còn phân tích về khách hàng
trong quá khứ, hiện tại và tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của
công ty. Con đường sựu nghiệp của một Marketing Research Executive:
Marketing Research Executive → Assistant Research
Manager → Research Manager.
- Account
Executive (Quản lý khách hàng): Account Executive có thể hiểu cơ bản là người có
trách nhiệm phục vụ cũng như nhận những yêu cầu từ khách hàng (Client)
trong một công ty quảng cáo (Agency). Con đường sự nghiệp: Account
Executive → Account Manager → Account Director
- Graphic
Designer (Nhân viên thiết kế đồ họa): là người chịu trách nhiệm thiết kế trong các
chiến dịch quảng cáo để giúp cho sản phẩm phẩm truyền thông dễ dàng tiếp
cận với công chúng. Con đường sự nghiệp của Graphic Designer: Graphic
Designer → Art Director
- Advertising
Executive (Nhân viên quảng cáo): Nhân viên quảng cáo có nhiệm vụ xây dựng các bài
viết, hình ảnh, clip và sau đó xuất bản trên mạng xã hội hay trên diễn
đàn, blog nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm đến người dùng. Con đường sự
nghiệp: Advertising Executive → Senior Advertising Executive
- Marketing
Executive (Nhân viên Marketing): Nhân viên Marketing là người sẽ chịu trách nhiệm
chính trong việc quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến người tiêu
dùng. Con đường sự nghiệp của một nhân viên Marketing: Marketing
Executive → Marketing Manager → Marketing Director
- Assistant
Brand Manager (Trợ lý quản lý thương hiệu): là người hỗ trợ kế hoạch
phát triển thương hiệu, phối hợp làm việc với bộ phận kinh doanh, thực
hiện các khảo sát ý kiến người tiêu dùng để đảm bảo sự thấu hiểu khách
hàng. Con đường phát triển: Assistant Brand Manager → Brand
Manager → Group Brand Manager.