www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Digital marketing được hiểu như thế nào?

“Con mèo thích ăn cá ngon, con thỏ thích ăn cà rốt - cũng giống như với mỗi khách hàng khác nhau, đòi hỏi các bạn làm Marketer (người làm Marketing) phải học cách luôn quan sát và phân tích hiệu quả để hiểu rõ họ đang thật sự cần gì, muốn gì thì các bạn mới nắm chắc được những bước đầu thành công đến với ngành nghề mà bạn yêu thích”.
Và đây là một trong những dòng chia sẻ từ người anh Quân Đặng, một Marketer đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong ngành Digital Marketing với Hướng nghiệp 4.0 CDM, đây cũng được xem là ngành "hot", thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây.    
Vậy Digital Marketing là ngành gì, có khác biệt gì với Marketing truyền thống?  Cơ hội việc làm, thu nhập của ngành Digital Marketing như thế nào?

1.Hiểu thế nào về ngành Digital Marketing

Với sự phát triển chung của nền kinh tế, Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi sâu sắc Marketing và đã sinh ra một ngành mới: Digital Marketing. 

Hoạt động Marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ. Digital Marketing được hiểu là hoạt động Marketing thông qua nền tảng kỹ thuật số (nền tảng Internet). Vì vậy, Digital Marketing là những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ thông qua nền tảng Internet. Digital Marketing bao gồm xây dựng chiến lược, lên kịch bản marketing cho thương hiệu, thực hiện,  đo lường, đánh giá kết quả của toàn bộ hoạt động Marketing ,… thông qua phương tiện kỹ thuật số.

Phương tiện kĩ thuật số phổ biến hiện nay là 

  • Telemarketing
  • SMS & Brand Name Marketing
  • Truyền hình tương tác trực tuyến…
  • Search ads (Google, Bing, Cốc Cốc), Display ads (QC hiển thị)
  •  Social ads (Facebook, Instagram, Linkedin)
  • KOLs, bài viết trả phí (online PR)
  • Website doanh nghiệp, Fanpage Facebook, Blog, Youtube Channel, podcast.

2.Triển vọng của ngành Digital Marketing

2.1 Triển vọng phát triển của ngành Digital Marketing

Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.Việt Nam cũng có tần suất người dùng internet khá cao (68,72 triệu người tương đương 70% dân số). Công nghệ ngày càng hiện đại, khách hàng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với thông tin và “được” các doanh nghiệp tiếp cận bằng mạng lưới online, vì vậy, các doanh nghệp phải không ngừng cải tiến, nâng cao mạng lưới Marketing online.  Đây là nguyên nhân ngành Digital trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Đi theo nghề này, các bạn sinh viên có thể không lo về “đầu ra”. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (FALMI), năm 2021, dự báo sự phát triển nhanh của internet sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực ở ngành này là marketing supervisor, digital planning manager (quản lý kế hoạch kỹ thuật số), digital marketing, điều phối viên truyền thông, copywriter (người viết quảng cáo)...và cụ thể ngành nghề Digital Marketing đang cần khoảng 10.000 nhân lực mỗi năm tính riêng khu vực TPHCM. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen của người dùng, giúp các sản phẩm của Digital Marketing càng trở nên quen thuộc, dễ tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.

2.2 Vị trí việc làm sau tốt nghiệp ngành Digital Marketing

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà chuyên viên Digital Marketing sẽ thực hiện những công việc chuyên ngành như

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  • Phân tích, tối đa từ khóa để nhắm đến tối tượng mục tiêu chính xác
  • Báo cáo hiệu quả của các thủ thuật SEO áp dụng cho website công ty và những thông tin liên quan tới công ty.
  • Thiết kế và thực hiện hệ thống hoá thông tin và giao diện website công ty.
  • Tìm kiếm, khách hàng qua internet bằng quảng cáo Google Adwords, Facebook, SEO
  • Thực hiện kế hoạch marketing và quảng bá sản phẩm qua internet
  • Thực hiện và quản lý kênh tiếp thị, truyền thông qua email, các bản tin điện tử.
  • Phối hợp với bộ phận bán hàng phát triển và thực hiện các chiến dịch tiếp thị email đến một cơ sở dữ liệu của khách hàng tiềm năng và hiện hành, có trách nhiệm thu thập số liệu.
  • Biên dịch, phân tích dữ liệu hiệu suất và các số liệu.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Hỗ trợ trong tổng hợp dữ liệu và phân tích để đánh giá hiện tại và tiềm năng hoạt động tiếp thị online…

Các vị trí đảm nhiệm với các công việc kể trên 

  •  Chuyên viên Digital Marketing tại các doanh nghiệp hoặc các công ty quảng cáo (advertising agency), cơ quan truyền thông (media agency), công ty nghiên cứu thị trường (market research agency)…
  •  Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, sẽ đảm nhiệm các vị trí trưởng nhóm, trưởng dự án, trưởng phòng Marketing, giám đốc Marketing.
  •  Digital Marketing cũng là ngành có nhiều vị trí làm việc freelancer theo dự án, dịch vụ cụ thể.

2.3 Mức thu nhập của nhân sự Digital Marketing

Mức thu nhập tham khảo trên Jobsgo.vn đến tháng 09/2021 cho chuyên viên Digital Marketing là 12 triệu/tháng. Trong khi đó, theo báo cáo của Adecco Việt Nam năm 2021,mức lương của Digital Marketing Manager là: 

Vị trí

Kinh nghiệm

Mức lương tại TPHCM (triệu/tháng)

Mức lương tại Hà Nội (triệu/tháng)

Quản lý Digital Marketing

         1- 5 năm

25-50

40-55

 

         >5 năm 

50-80

55-65

Nguồn: Adeco Vietnam Salary Guide 2021

 

Digital Marketing cũng là ngành ngoài lương cứng, người lao động có thể được trả lương “mềm” theo hiệu quả công việc, dự án thực hiện, thường được tính theo % của hiệu quả công việc.Với hình thức này, thu nhập sẽ phản ánh theo năng lực và những gì bạn mang lại cho doanh nghiệp, dự án.

Digital Marketing là ngành “hot”, tuy nhiên nhân lực trẻ ngành này lại đang được đánh giá là chất luôn không theo kịp lượng.  Xin trích dẫn lời khuyên của chị Denise Thi – một trong số những người tiên phong “khai hoang” vùng đất Digital Marketing: “Những nhân sự trẻ chưa có nền tảng vững chắc, nhưng lại phải liên tục trau dồi những xu hướng mới từ ngành, từ đó họ tạm thời bỏ qua những kiến thức cơ bản nhất. Kết quả là, khi ý tưởng đã có, công nghệ cũng được cập nhật, nhưng sản phẩm cuối cùng lại không đạt được hiệu quả như mong muốn. Để cải thiện tình hình này, các bạn trẻ cần phải học cách đi, trước khi biết chạy, bởi vì ngay cả các chuyên gia cũng phải bắt đầu sự nghiệp của mình từ những công việc cơ bản nhất. (chia sẻ tại buổi Career Compass ngày 14.07.2017, AIM Academy).

3.Những tố chất cần thiết để học ngành Digital Marketing

  • Tư duy và quan sát, phân tích
  • Khả năng lập kế hoạch, chiến lược
  • Khả năng học hỏi
  • Sáng tạo 

4.Ngành Digital Marketing học những gì?

Ở bậc đại học và cao đẳng, sinh viên được học hai khối kiến thức chính: Marketing và cách thức áp dụng công nghệ 4.0 trong việc thực hiện các chiến dịch marketing online.

Các môn học tiêu biểu: Chiến lươc Marketing, Tâm lý khách hàng, Quản trị truyền thông, Quản trị thương hiệu, Hệ thống nhận diện thương hiệu, Xử lý khủng hoảng truyền thông, Chiến lược sản phẩm, Hành vi người tiêu dùng trong môi trường kỹ thuật số - Phương tiện truyền thông kỹ thuật số - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) - Marketing nền tảng di động và phương tiện truyền thông xã hội - Phân tích dữ liệu Marketing điện tử - Quản trị quan hệ khách hàng và chiến lược trực tuyến - Quảng cáo lập trình.