www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nhà địa lý học

Nhà địa lý học là nhà khoa học về địa lý, chuyên làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất… Một số người cho rằng, học địa lý chỉ đơn thuần là xem bản đồ, đồi núi, sông ngòi,… Nhưng thực tế, địa lý học là một ngành học vô cùng thú vị và hấp dẫn, bạn có muốn khám phá ngay không?

  1. Nhà địa lý học – Họ là ai? 

Danh hài nổi tiếng Michael Palin cho rằng: “Sinh viên ngành địa lý là những người nắm giữ chìa khóa về mọi vấn đề trên thế giới”.

Địa lý học là khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái Đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên… Nói một cách đơn giản, học về địa lý chính là học về thế giới chúng ta đang sinh sống.

 

Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế – xã hội.

Nhà địa lý là nhà khoa học về địa lý, chuyên làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất; mối tương tác giữa hoạt động sống của con người với điều kiện tự nhiên; đặc điểm văn hóa và đời sống của các dân tộc, các tổ chức dân cư trên các vùng, miền khác nhau…

2. Nhà địa lý học làm gì?

–      Quan trắc, đo đạc, thu thập các số liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, quan sát thực địa, bản đồ, hình ảnh vệ tinh, tổng điều tra. . . Từ đó, họ làm bảng thống kê, phân tích số liệu, tìm ra quy luật để phục vụ cho công tác dự báo các quá trình và hiện tượng khí tượng – khí hậu, thủy văn, hải văn…

–      Sử dụng các phương pháp định lượng, chẳng hạn như phân tích thống kê, trong các nghiên cứu.

–      Tạo và chỉnh sửa bản đồ, biểu đồ, sơ đồ hoặc các trình bày trực quan khác của dữ liệu địa lý.

 

–      Đo đạc, phân tích các chỉ số cơ – lý – hóa học của một số thành phần tự nhiên, đặc biệt là thổ nhưỡng (đất) phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và quy hoạch nông nghiệp.

–      Phân tích sự phân bố địa lý của các đặc tính vật lý và văn hóa của các sự cố.

–      Nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, địa hình, đất đá, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, thực vật, động vật… trong những vùng, lãnh thổ cụ thể để phục vụ việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên: đất, nước, biển, rừng… trong chiến lược bảo vệ tốt môi trường.

–      Nghiên cứu tập tục, văn hóa và điều kiện sản xuất của các dân tộc phân bố ở các vùng, miền khác nhau, dưới ảnh hưởng khác biệt của điều kiện tự nhiên.

–      Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và định hướng các mô hình sản xuất nông lâm – ngư nghiệp phù hợp với từng vùng, miền với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, tiến tới đạt hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đảm bảo không xâm hại đến môi trường.

–      Nghiên cứu hoạt động du lịch, tiềm năng phát triển du lịch và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch cho các vùng, miền khác nhau dựa trên tìm hiểu các nguồn tài nguyên tự nhiên và phong tục, tập quán, đời sống của cư dân địa phương.

–      Viết báo cáo và kết quả nghiên cứu hiện tại.

–      Tư vấn về các vấn đề, yếu tố, hiện tượng… địa lý trong mối liên quan với hoạt động thương mại, sản xuất, quản lý môi trường,…

–      Tư vấn cho Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức về việc lập quy hoạch xây dựng các khu đô thị, nông thôn, thương mại quốc tế, tình báo quân sự, du lịch, giao thông vận tải, phân chia địa giới hành chính, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng đất, vị trí đặt các công trình xây dựng công cộng, xây dựng nhà cửa, các xu hướng phát triển của dân số, chỉnh trang và xây dựng mới đô thị v.v…

3. Nhà địa lý học làm việc ở đâu?

Nhà địa lý tuỳ theo từng ngành chuyên sâu mà họ theo đuổi sẽ có điều kiện làm việc khác nhau. Nhiều nhà địa lý làm việc toàn thời gian trong công việc của họ. Tuy nhiên, phần lớn công việc của các nhà địa lý thường được đi xa, tới nhiều vùng đất khác nhau, gọi là công tác thực địa.

Ngay cả những người làm bản đồ cũng phải đi khảo sát thực tế thì mới vẽ bản đồ chính xác được. Nhưng cũng có một số ít những nhà địa lý không phải di chuyển hay xa nhà nhiều, đó là những người làm trong các trạm thủy văn, khí tượng, hải văn, trạm nghiên cứu xói mòn v.v…

Nhà địa lý thường xuyên được làm việc với các loại máy chuyên dụng để nghiên cứu thực trạng và biến động của các thành phần tự nhiên, các máy đo đạc để đo vẽ bản đồ; cũng có khi đi sâu tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều tầng lớp dân cư, nhiều dân tộc khác nhau trên các vùng, miền khác nhau,… như những nhà báo, nhà xã hội học thực thụ.