www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành thủy văn học

Ngành Thủy văn là gì?

Thủy văn học (tiếng Anh: hydrology, gốc Hy Lạp: Yδρoλoγια, Yδωρ+Λoγos, hydrologia, nghĩa là “khoa học về nước”) là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái Đất, và vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.

 

Các lĩnh vực của thủy văn học bao gồm khí tượng-thủy văn, thủy văn nước mặt, địa chất thủy văn, quản lý lưu vực sông và chất lượng nước, những nơi mà nước đóng vai trò chủ đạo. Hải dương học và khí tượng học không được xếp vào thủy văn học bởi vì nước chỉ là một trong rất nhiều đối tượng nhiên cứu quan trọng của chúng.

Các nghiên cứu thủy văn là rất hữu ích vì chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta sống và cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về khoa học môi trường, chính sách và hoạch định môi trường.

 

Ngành Thủy văn học những gì?

Chương trình đào tạo của ngành ở trường Đại học Thủy Lợi được xây dựng dựa trên những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, tham khảo chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực đặc biệt là những khác biệt của Việt Nam với mục tiêu: Học luôn đi đôi với thực hành thông qua các chuyến thực tập bổ ích và lý thú như thực tập ở địa lý tự nhiên ở Chùa Hương, khí tượng, khí hậu và dự báo thời tiết ở Sa Pa, thực tập chính trị sông bờ biển ở Đồ Sơn, và thực tập nghề tại một số công trình hồ chứa, kè biển ở Hạ Long, Quảng Ninh.

 

Ngành thủy văn ra trường làm gì?

Sinh viên các ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương có nhiều cơ hội làm việc tại các Cơ quan trung ương và địa phương, như Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Cao không Trung ương, Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, Các Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực), Tổng cục Biển và Hải đảo, Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, các Trường Đại học và Cao đẳng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân, Bộ Tư lệnh Hải quân, Viện Quy hoạch thủy lợi, Các công ty khảo sát điện, Viện thiết kế Bộ Giao thông vận tải, Viện Hải dương học, Viện nghiên cứu Hải sản, các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Dự án quốc tế, với nhu cầu hàng năm khoảng 400 – 500 người. Các Trung tâm Tin học, cơ sở, công ty có nhu cầu ứng dụng nhiều về Công nghệ Thông tin, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực tin học – tính toán, hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

 

Học ngành Thủy văn cần những tố chất gì?

– Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên

– Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo

– Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học

– Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích

– Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu

– Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ

– Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới

– Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ

– Học tốt các môn tự nhiên.