www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành hải dương học

Ngành Hải dương học là gì?

Là ngành trang bị cho người học các kiến thức lý luận và thực tiễn của khoa học Hải dương học, khả năng điều tra nghiên cứu biến phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.

 

Chương trình cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về toán, lý, tin học cũng như các phương pháp tính toán trong chuyên môn để phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế – sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng thủy văn cho các hoạt động kinh tế và quốc phòng trên biển.

 

Ngành Hải dương học thì học gì?

Phương trình toán lý, phương pháp tính, cơ chất lỏng, hải dương học đại cương, thủy văn học đại cương, thiên văn học đại cương, cơ sở địa mạo, địa chất biển, vật lý biển, sóng biển, thủy triều…

Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những môn chuyên ngành khác ngành như:

– Hải dương học Vật lý: Các mô hình tính sóng ven bờ; Các mô hình chuyển vận trầm tích trong vùng cửa sông; Các vấn đề vùng ven bờ; Tương tác sông – biển; Các mô hình tính triều;…

– Hải dương học Toán – Cơ – Tin: Các công cụ mô hình hóa cho các nhà khoa học và các kỹ sư về môi trường biển; Mô hình số của động lực học hải dương; Phương pháp số cho các phương trình sóng trong động lực học chất lỏng địa vật lý; Rối trong đại dương;…

– Hải dương học Hóa – Sinh: Hóa học biển; Các chuyên đề trong hóa học biển; Hải dương học sinh học; Mô hình hóa trong Hóa học Môi trường;…

– Hải dương học kỹ thuật kinh tế: Hải dương học nghề cá; Kinh tế biển; Đại cương về hải dương học thực hành; Nghiên cứu thực hành sinh học biển;…

 

Ngành Hải Dương học ra trường làm gì?

Các nhà hải dương học thực hiện các nghiên cứu về đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh…

Công việc của một nhà hải dương học liên quan đến nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Họ tập trung vào môi trường ven biển bằng cách quan sát và giám sát sự ô nhiễm hóa chất. Họ quản lý tài nguyên liên quan việc đánh bắt cá và nghiên cứu hệ sinh thái hoặc phân phối các loài trong vùng biển. Nhà hải dương học làm nghiên cứu về lĩnh vực dầu mỏ và đảm bảo rằng các hình thái dưới biển được bảo tồn. Cuối cùng, sự phát triển ngày càng tăng của các liệu pháp biển cho phép các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu về đại dương nhằm phục vụ cho mục đích y tế, dược học.

 

Học ngành hải dương học cần những tố chất gì?

Một số tố chất cần có của nghề Hải dương học:

– Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên

– Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo

– Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học

– Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích

– Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu

– Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ

– Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới

– Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ

– Học tốt các môn tự nhiên