Tìm hiểu về nghề giáo viên
William Arthur Ward từng mô tả về nghề giáo viên như sau: “Người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Đây có phải là những thế mạnh của bạn?
Giáo viên là ai?
Người ta trông mong thầy dạy cho con mình thực sự làm người: Dạy lễ nghĩa, ăn nói, cư xử, dạy cách từ một góc đã biết suy ra các góc còn chưa biết như “người thầy của muôn đời” là Khổng Tử từng nói đến. Cho nên đi học không chỉ là học chữ, mà còn là “học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Ngày nay, ngành sư phạm đã phát triển thành một hệ thống quy mô và có tổ chức chặt chẽ. Ở một số nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ôtxtrâylia… giáo dục là một “ngành công nghiệp” lớn, mang lại nhiều lợi nhuận và tạo ra khối lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội.
Còn tại Việt Nam, ngành sư phạm đang chuyển mình trong những cải tiến không ngừng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn sức khoẻ trí tuệ cộng đồng.
Giáo viên làm gì?
Khi bạn chọn làm việc trong ngành sư phạm, tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sở thích, bạn có thể trở thành:
- Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
- Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Giáo viên trung học chuyên nghiệp;
- Giảng viên đại học, cao đẳng;
- Giáo viên dạy nghề.
Giáo viên làm việc ở đâu?
Giáo viên có thể làm việc tại:
- Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước;
- Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước;
- Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục.
Làm thế nào để trở thành giáo viên?
Với ngành sư phạm, bạn có thể tìm học hầu như ở bất cứ tỉnh, thành phố nào. Dưới đây là một vài địa chỉ để bạn tham khảo.