www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nhà hoạch định chính sách

  1. Nhà hoạch định chính sách là ai?

Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng rất phổ biến. Có thể nêu ra một số quan niệm sau:

Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971).

Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978).

Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R. Dye, 1984).

Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước.

Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế.

Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để: (i) Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư; (ii) Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Nói cách khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước.

Những nhà chính trị, các nhà khoa học,… những người tham gia xây dựng chính sách công chính là những nhà hoạch định chính sách.

2. Nhà hoạch định chính sách là ai?

Những người hoạch định chính sách cần phải làm rõ việc họ định nghĩa pháp quyền như thế nào bởi vì những đáp án cho rất nhiều câu hỏi mà họ quan tâm như: liệu pháp quyền có thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hoặc là liệu nền dân chủ có phải là điều kiện tiên quyết nhất định phải có đối với pháp quyền hay không, và nhiều câu hỏi khác nữa, phụ thuộc rất nhiều vào định nghĩa nào về pháp quyền đang được dùng. Hơn nữa, sự đa dạng trong khái niệm pháp quyền rất có thể tạo nên sự mập mờ và hiểu nhầm giữa những nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, hoặc thậm chí ngay giữa những thành viên của cùng một cộng đồng.

Có lẽ điểm quan trọng nhất cho các nhà phân tích phát triển, các nhà hoạch định chính sách, và cộng đồng các nhà tài trợ nói chung cần ghi nhớ đó là pháp quyền có nhiều khái niệm khác nhau. Tất cả những khái niệm này đều có vấn đề, và loại nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiệm vụ mà nó phải giải quyết. Nhưng ưu điểm cũng như nhược điểm của những khái niệm khác nhau này và quan trọng hơn là sự khác nhau giữa những định nghĩa này thì cần phải luôn được ghi nhớ. Quả thực, xét cho cùng thì có lẽ sẽ tốt hơn nếu những nhà tài trợ và hoạch định chính sách có thể tránh những hùng biện mơ hồ về pháp quyền và đặt ra những mục tiêu cải cách cụ thể hơn.