www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề tiếp viên hàng không

Với diện mạo đẹp đẽ, cử chỉ lịch sự và sự ân cần, duyên dáng, tiếp viên hàng không đi du lịch tới khắp mọi nơi trên thế giới kèm thêm mức thù lao vô cùng hấp dẫn. Bởi vậy chẳng có gì lạ lùng khi nghề này đang trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều chàng trai cô gái năng động.

1. Giới thiệu tổng quan

Có một điều khá thú vị là dù mới ra đời chưa đến một thế kỷ nhưng hàng không đang được xem là một trong những ngành có sức hút khó cưỡng với giới trẻ. Ngành nghề trong lĩnh vực hàng không vô cùng đa dạng, trong đó thân thuộc và thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ nhất là tiếp viên hàng không. Với diện mạo đẹp đẽ, cử chỉ lịch sự và sự ân cần, duyên dáng, tiếp viên hàng không đi du lịch tới khắp mọi nơi trên thế giới kèm thêm mức thù lao vô cùng hấp dẫn. Bởi vậy chẳng có gì lạ lùng khi nghề này đang trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều chàng trai cô gái năng động.

Tuy vậy chính những người trong ngành cũng bật mí, công việc này không quá hoàn hảo như vẻ bề ngoài. Trên những chuyến bay dài đằng đẵng, tiếp viên hàng không chính là những người vất vả nhất khi phải chăm lo và phục vụ cho nhu cầu của hàng trăm người cùng một lúc. Với nhiều niềm vui song cũng không ít thử thách, tiếp viên hàng không vẫn xứng đáng là một trong những những nghề nghiệp thời thượng, và rất đáng thử thách.

2. Tiếp viên hàng không làm gì?

Tiếp viên hàng không chính là những người phục vụ, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho hành khách trên máy bay. Hướng dẫn hành khách trong những trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, họ cũng là người phải đối phó với những khách hàng ngang ngạnh nhất là. Đôi khi họ còn làm thêm những việc như sơ cứu, chỉ đạo và sơ tán khi có sự cố xảy ra.

Công việc chính của tiếp viên hàng không gồm:

  • Tham dự cuộc họp giao ban trước mỗi chuyến bay để được hướng dẫn chi tiết về chuyến bay: khoảng 1 giờ trước khi máy bay cất cánh, phi công sẽ hướng dẫn tiếp viên về các thủ tục sơ tán, chiều dài của chuyến bay và điều kiện thời tiết. Ngoài ra trước giờ bay, họ cũng sẽ kiểm tra lại đồng phục, đầu tóc, trang điểm theo đúng chuẩn mực được yêu cầu. Một số hãng hàng không còn có quy đinh chi tiết như: “Không được đeo hoa tai ở một bên tai”, “không được mang vòng đeo chân”…
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho sự nghỉ ngơi hay những thiết bị khẩn cấp trên máy bay.
  • Hỗ trợ làm sạch cabin trong máy bay: trước khi rời khỏi máy bay, người tiếp viên sẽ làm bản kiểm kê về bộ đàm, đồ uống, và số tiền được thanh toán. Họ cũng phải báo cáo về tình trạng cabin cũng như các vấn đề phát sinh của máy bay.
  • Đảm bảo hành khách đã thắt chặt dây an toàn và những yêu cầu an toàn khác trước khi chuyến bay bắt đầu và khi máy bay chuẩn bị hạ cánh.
  • Phục vụ và bán nước uống, đồ ăn,…
  • Đáp ứng nhu cầu của hành khách, nhất là những khách đặc biệt.
  • Xác nhận lại với khách hàng trong suốt chuyến bay ví dụ như khi máy bay có những dấu hiệu bất ổn hay va chạm.
  • Trực tiếp giúp đỡ hành khách hoặc yêu cầu hỗ trợ của những người khác khi có yêu cầu: tiếp viên sẽ trả lời những câu hỏi của hành khách về chuyến bay và phục vụ khách hàng khi họ có yêu cầu.
  • Hướng dẫn hành khách trong những trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không, tuy nhiên, họ phải đối phó với những khách hàng ngang ngạnh nhất là khi sơ cứu, chỉ đạo và sơ tán khi có sự cố xảy ra.
 

3. Tiếp viên hàng không làm việc ở đâu?

Nghề tiếp viên gắn liền với những chuyến bay do đó họ hay làm xa nhà và phải ngủ ở khách sạn hay phòng dành cho tiếp viên hàng không. Trong các trung tâm điều hành của hãng hàng không tại các sân bay, họ có một số khu vực để ngả lưng, ăn uống và trò chuyện trong giờ nghỉ giữa các chuyến. Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không khiến cơ hội làm việc của các tiếp viên ngày càng tăng cao, từ hàng không quốc gia, hàng không tư nhân cho tới làm tiếp viên trên máy bay riêng.

Ở đoàn tiếp viên của Vietnam Airlines, hơn 1500 tiếp viên được chia và 2 nhóm, một nhóm đi theo tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines, nhóm còn lại bay những đường bay quốc tế ngắn và nội địa. Cứ 30 hành khách thì có 1 tiếp viên phục vụ. Số cửa máy bay cũng là số lượng tối thiểu các tiếp viên. Trong một chuyến bay sẽ có tiếp viên trưởng, tiếp viên phó, phục vụ khoang phổ thông và phục vụ khoang hạng C.

Từ các tiếp viên dự bị, họ sẽ phải làm các bài kiểm tra để trở thành tiếp viên chính thức, sau đó trải qua các bài kiểm tra nâng bậc để trở thành tiếp viên trưởng, tiếp viên phó. Những tiếp viên có kinh nghiệm cũng có thể trở thành các cán bộ quản lý trong hãng hàng không, cán bộ giảng dạy, đào tạo các tiếp viên trẻ.

Mức lương của đội ngũ phi công nói riêng và nhân viên ngành hàng không nói chung không hề thấp. Tuy vậy, để có được lương “khủng”, đội ngũ lao động kỹ thuật này cũng phải đối mặt với không ít rủi ro và áp lực. Đặc biệt, sau hàng loạt tai nạn máy bay xảy ra trong thời gian vừa qua, ngành nghề này càng được liệt vào hàng nguy hiểm.

4. Học nghề tiếp viên hàng không ở đâu?

Tại Việt Nam nơi duy nhất chuyên về đào tạo nhân sự lĩnh vực ngành hàng không là Học viện Hàng không Việt Nam, nhưng hiện vẫn chưa có chuyên ngành riêng biệt đào tạo nghề tiếp viên hàng không.

Bởi vậy các hãng hàng không thường tìm kiếm các ứng viên và tự tổ chức các khóa đào tạo theo các tiêu chuẩn riêng. Mặc dù các ứng viên này ban đầu chỉ có yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp cấp ba hoặc tương đương nhưng các hãng thường ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp đại học ngành du lịch, kinh doanh, khoa học tự nhiên hay xã hội học và đặc biệt là những người thành thạo tiếng Anh và có kinh nghiệm.

Chứng minh việc sử dụng các thiết bị là an toàn và cần thiết: Luật pháp quy định các hãng hàng không phải đảm bảo an toàn cho hành khách.

Tiếp viên hàng không cần có kinh nghiệm 1 đến 2 năm làm việc trong ngành dịch vụ trước đó, những kinh nghiệm này gồm: kinh nghiệm phục vụ khách hàng tại các vị trí trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… kinh nghiệm trong buôn bán hay những vị trí tương đương. Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn cần tham gia các khóa đào tạo về cách sơ tán, trang thiết bị cần thiết,… Thêm vào đó, năm nào các họ cũng phải quay về trung tâm huấn luyện để học và thi định kỳ vài lần nhằm kiểm tra lại kiến thức.