www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề kỹ sư hàng hải

Không phải kỹ sư nào cũng làm việc “trên mặt đất”. Các kỹ sư hàng hải có cuộc sống lênh đênh trên mặt biển không kém các thủy thủ hay hải quân nào. 

1. Tổng quan nghề kỹ sư hàng hải

Các kỹ sư hàng hải đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng các hệ thống và thiết bị của các loại tàu trên biển, các việc bố trí lắp đặt ngoài khơi. Họ làm việc trong nhiều kĩnh vực khác nhau:

Trong việc chế tạo tàu họ lựa chọn máy móc cho các loại tàu, bao gồm động cơ đi-ê- zen (động cơ đốt cháy dầu làm nhiên liệu), tua-bin chạy bằng gas hoặc hơi nước, các phản ứng hạt nhân và thiết kế các hệ thống máy móc, điện, và hệ thống điều khiển.

Ở trên tàu họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các hệ thống của tàu, bao gồm nhiên liệu, động cơ, điện, sức đấy, thủy lực học (khoa học nghiên cứu các hệ thống chỵ bằng sức nước), bộ lọc nước và không khí, hoạt động hiệu quả.

Trong việc sửa chữa tàu họ khám xét các loại tàu và hệ thống để quyết định về tính an toàn và khả năng đi lại trên biển của chúng.

Trong ngành công nghiệp cung cấp thuyền để giải trí, họ tham gia vào việc chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa các loại thuyền để đi du ngoạn ở các bến thuyền địa phương.

 

Các kỹ sư hàng hải phải hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau như chế tạo tàu chiến, kĩ thuật điện, điện tử và cơ khí. Họ phải thích nghi tốt và có thể làm việc với nhiều hệ thống và thiết bị. Họ có thể phải giám sát công việc của các thợ máy và thợ kĩ thuật tàu biển, và hợp tác chặt chẽ với nhiều người như thuyền trưởng và các thủy thủ, các công nhân ngoài khơi và các kỹ sư tàu chiến. Giờ giấc làm việc thay đổi tùy loại công việc. Thái độ linh hoạt với giờ làm việc là cần thiết để theo kịp deadlines.

2. Kĩ sư hàng hải làm gì?

Công việc của kỹ sư hàng hải là thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận, máy móc trên tàu, từ tàu ngầm tới thuyền buồm. Họ cũng là người giám sát, điều hành các thủy thủ thuộc bộ phận máy như thợ máy hay thợ điện… Họ làm việc với các hệ thống như động cơ đẩy hay thiết bị lái… nhằm đảm bảo tất cả máy móc trên tàu hoạt động bình thường. Khi xảy ra sự cố kĩ thuật, kỹ sư hàng hải phải đảm bảo khả năng di chuyển, khai thác an toàn của tàu trên biển. Ngoài ra, họ cũng phải đảm bảo nguồn năng lượng vận hành tàu luôn được cung cấp đầy đủ, đảm bảo tàu vận hành bình thường. Các nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Thiết kế sơ đồ, hệ thống, bản vẽ chi tiết
  • Nghiên cứu, cập nhật các công nghệ tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để đảm bảo máy móc, thiết bị tuân thủ theo những quy định đó
  • Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi đưa vào vận hành, đưa ra những yêu cầu cho việc vận hành an toàn máy móc thiết bị đó
  • Cài đặt, giám sát hoạt động, sửa chữa khi xảy ra sự cố
  • Phối hợp cùng các cơ quan quản lý, đơn vị, bộ phận khác trong việc sửa chữa khi có sự cố, nhằm đảm bảo an toàn với mức chi phí thấp nhất
  • Lên lịch kiểm tra tổng thể và sửa chữa, thay thế nếu cần các hệ thống máy móc, điện, nước, làm nóng, làm lạnh, thông gió, hệ thống khí thải
  • Giám sát công việc của các kĩ sư, thợ chế tạo, thợ sửa chữa và đoàn thủy thủ, huấn luyện họ cho công việc vận hành, đảm bảo an toàn trên tàu hàng ngày và trong tình huống khẩn cấp.
  • Viết, trình bày các báo cáo kỹ thuật
  • Ước tính chi phí của dự án
  • Giữ mối liên hệ với khách hàng

3. Nghề  kỹ sư hàng hải làm việc ở đâu?

Với nhu cầu sử dụng kỹ sư hàng hải, họ có thể làm việc cho rất nhiều các loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng hóa (xăng dầu, ngũ cốc, thực phẩm…) các doanh nghiệp vận chuyển hành khách (như các bến phà, tàu du lịch…) hoặc các doanh nghiệp hoạt động hàng hải chuyên biệt như các công ty đóng tàu, các công ty khai thác dầu, nghiên cứu hải dương học…

 

Kỹ sư hàng hải có thể làm việc trong văn phòng, bằng việc sử dụng các phần mềm hay các công cụ khác để phân tích dự án, đưa ra những phương pháp thiết kế. Họ cũng cần phải đi biển để trực tiếp theo dõi việc vận hành, bảo trì các thiết bị. Khi đó, họ làm việc dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng, có trách nhiệm báo cáo trạng thái hoạt động hay các sự cố có thể xảy ra. Khi cần thiết, họ cũng cần phải liên hệ với các bộ phận trong đất liền để tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề kĩ thuật.

Hầu hết các kỹ sư hàng hải phân chia thời gian làm việc ở cả trong văn phòng và ở ngoài công trường. Trong văn phòng, các kỹ sư hàng hải sử dụng các phần mềm máy tính nâng cao để thiết kế các giải pháp về kĩ thuật. Ngoài công trường, họ giám sát việc sản xuất các bộ phận kĩ thuật và giải quyết các vấn đề thiết kế phát sinh trong quá

Nhiều  kỹ sư hàng hải phải thực hiện các chuyến đi trên các con tàu để kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống mà họ đã thiết kế. Trong nhiều trường hợp, họ phải đi xa nhà trong thời gian dài trình chế tạo.