Tìm hiểu về nhà nghiêm cứu thiểu năng ngôn ngữ
Mang đến những giá trị cho cộng đồng và xã hội, cơ hội hòa nhập cuộc sống cho những người bị thiểu năng ngôn ngữ. Họ là ai và họ đã làm như thế nào? Bạn có hứng thú với câu hỏi đó không?
-
Nhà nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ – Họ là ai?
Chuyên gia nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ là người đánh giá, chẩn đoán và giúp ngăn ngừa sự rối loạn về giao tiếp cũng như về cổ họng từ nhiều nguyên nhân như đột quỵ, chấn thương não, sự phát triển chậm, vấn đề về khe vòm miệng, tê liệt não hoặc các vấn đề về cảm xúc.
Công việc chính của họ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh bao gồm:
Quá trình chẩn đoán: Giao tiếp với bệnh nhân để đánh giá khả năng nói hoặc những khó khăn về phát âm, xác định phạm vi của vấn đề bằng cách cho bệnh nhân đọc một bài đọc, phát âm hoặc bằng những bài kiểm tra tiêu chuẩn, lựa chọn phương pháp điều trị và cuối cùng là tạo và thực hiện kế hoạch điều trị cá nhân
Quá trình điều trị: Dạy cho bệnh nhân cách làm thế nào để cải thiện giọng nói và có một giọng nói tốt, sau đó dạy cho họ những phương pháp giao tiếp thay thế như ngôn ngữ ký hiệu cho những bệnh nhân không có hoặc có ít khả năng nói (người nói lắp bắp), cuối cùng là làm việc với bệnh nhân để cải thiện khả năng đọc và viết chính xác. Song song với đó, họ sẽ tư vấn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân làm cách nào để đối phó với sự rối loạn trong giao tiếp.
2. Nghề nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ làm gì?
Nghề nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ làm việc với nhiều cá nhân khác nhau với nhiều khó khăn giao tiếp khác nhau. Công việc của họ có thể bao gồm:
- Làm việc với những trẻ mà nguời khác gặp khó khăn khi muốn hiểu trẻ trong trung tâm chăm sóc trẻ em
- Giúp một trẻ tiểu học hiểu được giáo viên đang nói gì với trẻ
- Làm việc với một học sinh trung học phổ thông bị nói lắp để nói trôi chảy hơn và tự tin hơn
- Làm việc với những người bị tổn thương não nặng do tai nạn xe máy để giúp họ nói rõ lại
- Giúp những người già bị sa sút trí tuệ giao tiếp với gia đình và nguời chăm sóc
- Làm việc với những người sau đột quỵ để hồi phục những kỹ năng giao tiếp
- Cung cấp kiến thức về những cách giao tiếp khác nhau cho giáo viên, bác sĩ, cảnh sát và phụ huynh
- Cung cấp các chiến luợc giao tiếp và thiết bị hỗ trợ cho một nguời bại não vốn không thể giao tiếp bằng lời
- Hỗ trợ trẻ em và nguời lớn gặp khó khăn trong việc đọc
3. Nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ làm việc ở đâu?
Nhà nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ có mặt tại nhiều môi trường đa dạng khác nhau, như các trường học, bệnh viện, viện dưỡng lão, đại học, nhà trẻ, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm sức khỏe cộng đồng, y tế tư nhân và dịch vụ sức khỏe tâm thần. Một số nhà nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ trị liệu chuyên về các lĩnh vực của “nhu cầu phức hợp”, như tự kỷ hoặc bại não và có thể làm việc ở các dịch vụ can thiệp chuyên môn cho những người mắc phải các khuyết tật này.
4. Học nghề nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ ở đâu?
Nghề nghiên cứu thiểu năng ngôn ngữ được đào tạo ở bậc đại học hoặc cao học. Hiện nay ngành này chưa phổ biến ở Việt Nam nên chỉ có một cơ sở đào tạo chính quy duy nhất bạn có thể đăng ký học là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – khoa Tâm lý học. Tuy nhiên, đây là một ngành khá phổ biến ở các nước phát triển nên nếu có điều kiện, bạn cũng có thể theo học tại các trường đại học, cao học ở Anh, Mỹ, Úc,….