www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề vệ sỹ

Khi nhắc đến vệ sĩ, nhiều người thường liên tưởng đến những người trong bộ đồ đen, khuôn mặt lạnh lùng, đeo kính râm và luôn cầm bộ đàm hay tai nghe. Tuy vậy, thực tế ít người thực sự hiểu tính chất công việc này.

Vệ sĩ là ai?

Vệ sĩ là những người bảo vệ thông tin mật hoặc tài sản, vật chất của đơn vị mà họ làm việc khỏi các mối đe dọa như trộm cướp, hành hung, bắt cóc, quấy nhiễu. Những vệ sĩ được đào tạo chuyên nghiệp có thể bảo vệ cho các nhân vật nổi tiếng như chính trị gia, ngôi sao ca nhạc, phim ảnh, vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người có tiếng tăm khác.

Vệ sĩ làm gì?

 

Trách nhiệm chính của vệ sĩ là đánh giá mức độ đe dọa an ninh và đưa ra các phương pháp bảo đảm an ninh cần thiết. Tuy vậy, vai trò của vệ sĩ cũng khá phức tạp. Vệ sĩ làm việc ở các tổ chức nhiều phòng ban có thể phải làm nhiều việc khác như bảo vệ thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, phát hiện các loại hóa chất độc hại, thuốc nổ, v.v, đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn, sàng lọc và giám sát đám đông. Họ cũng có thể được yêu cầu tìm kiếm các khả năng nguy hại, đe dọa.

Công việc chính của người vệ sĩ thường bao gồm:

  • Đánh giá rủi ro tiềm ẩn nơi thân chủ sắp tới làm việc để có kế hoạch bảo vệ rõ ràng, chính xác;
  • Tháp tùng và bảo vệ thân chủ khỏi các rủi ro tiềm ẩn như bắt cóc, khủng bố; liên tục giữ liên lạc với các bộ phận/cá nhân khác có liên quan tới việc bảo vệ thân chủ/tổ chức.

Nếu là vệ sĩ trong các tổ chức, nhiệm vụ chính của bạn là:

  • Lên kế hoạch hành động cho từng nhiệm vụ;
  • Thực hiện các nhiệm vụ bí mật do tổ chức giao;
  • Bảo vệ an toàn tài sản và an ninh cho các cơ quan, tổ chức.

Các vệ sĩ làm việc ở đâu?

Hầu hết các đơn vị, tổ chức đều cần có vệ sĩ. Khi được huấn luyện trong các công ty dịch vụ bảo vệ, bạn sẽ được sự phân công của công ty mà tới làm tại các đơn vị khác nhau.

Vệ sĩ thường làm việc giờ hành chính nhưng trong các sự kiện, khi có đám đông thì họ có thể phải làm việc ngoài giờ. Nếu là vệ sĩ cá nhân, bạn thường phải làm việc 24/7 hoặc có mặt bất cứ khi nào cần, khi thân chủ có chuyến công tác hay du lịch, v.v.

Làm thế nào để trở thành vệ sĩ?

Hiện nay ngoại trừ một cơ sở, chưa có nơi đào tạo chính thức bài bản nào hay chứng chỉ nghề được công nhận cho nghề vệ sĩ tại nước ta.

Các cơ sở đào tạo nghề vệ sĩ tại Việt Nam bao gồm:

  • Chương trình huấn luyện của các công ty dịch vụ bảo vệ như Long Hải, Thăng Long, ISP;
  • Trường Đào tạo nghề khu vựa phía Nam trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, Bộ quốc phòng tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai (nơi duy nhất đào tạo và cấp chứng chỉ nghề vệ sĩ).