www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề thợ mộc

Thợ mộc là một cách gọi dân dã của những người làm nghề mộc nhỏ lẻ trong gia đình và các xưởng sản xuất thủ công. Ngày nay, trong những nhà máy sản xuất và chế biến đồ gỗ nói chung, thợ mộc làm việc tại đó được gọi là công nhân mộc.

Thợ mộc là ai?

Từ đồng bằng duyên hải tới những vùng trung du đồi núi, những vật dụng làm bằng gỗ có thể dễ dàng được tìm thấy ở bất cứ một gia đình nào. Gỗ được cho là một trong những nguyên liệu chính và quan trọng nhất phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm qua.

Những người thợ tạo hình và thổi hồn vào gỗ đã hình thành nên một nghề có cái tên rất giản dị  – Nghề mộc.

Một người thợ mộc làm việc với xây dựng và sửa chữa các hạng mục và cấu trúc được làm từ gỗ. Hơn thế nữa, họ là những người đam mê về những thứ được xây dựng từ gỗ và tạo ra những sản phẩm bằng gỗ từ những đôi bàn tay khéo léo đầy kỹ thuật của mình.

 

Thợ mộc làm gì?

Công việc chính của người thợ mộc bao gồm:

  • Gia công gỗ, tạo hình sản phẩm theo bản mẫu thiết kế, sử dụng các công cụ như: bào, cưa, đục, búa, khoan, máy cắt…
  • Tính toán, đo lường các thông số kỹ thuật trên vật liệu một cách chính xác.
  • Tiến hành xây dựng, lắp đặt các kiến trúc cầu thang gỗ, cửa gỗ, sàn gỗ, kiểm tra, sơn sửa, thay thế khung cửa, cầu thang… (đối với những người phụ trách kiến trúc gỗ trong xây dựng).
  • Thiết kế họa tiết, giũa, tỉa, chạm khắc mỹ nghệ, lắp ráp, sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm.
  • Sáng tạo, cập nhật mẫu mã mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu (đối với những người thợ chế tác đồ gia dụng hoặc đồ mỹ nghệ).
  • Quảng bá hình ảnh của sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến cho người dùng.

 

Thợ mộc làm việc ở đâu?

Thường, mỗi khi nhắc đến thợ mộc là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Vì vậy, nơi làm việc của họ sẽ là nơi cất, chứa nhiều gỗ như các xưởng gỗ. Thông thường, nghề làm gỗ có truyền thống, và các xưởng làm gỗ thường phân bố theo cụm thành các làng nghề. Những ai có mơ ước trở thành thợ mộc có thể làm việc tại các xưởng gỗ của các làng nghề này hoặc các xưởng gỗ trực thuộc các công ty làm đồ mỹ nghệ…

 

Làm thế nào để trở thành thợ mộc?

Để trở thành một người thợ mộc, bạn có thể tới xin học tại các xưởng gỗ có tổ chức đào tạo, tại các làng nghề nổi tiếng như làng nghề La Xuyên, làng mộc Thủ Đức…

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tự học nghề mộc tại nhà và mở cho mình một xưởng làm gỗ riêng. Tuy nhiên, việc học nghề mộc một mình tại nhà khá vất vả. Bạn có thể tìm hiểu kiến thức thông qua Internet và cặm cụi thử nghiệm. Sẽ vất vả hơn rất nhiều so với việc bạn đến các làng mộc để học nghề vì tại đó, bạn có thể được hướng dẫn từ các nghệ nhân, những người kinh nghiệm chuyên sâu về nghề làm gỗ.