Tìm hiểu về nghề kỹ sư thủy lợi
Kỹ sư thủy lợi thường được xem là những người đã vươn ra rộng khắp các ngành liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá của tổ quốc.
Kỹ sư thủy lợi là ai?
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Kỹ sư thủy lợi – nghề hứa hẹn
Đây là ngành khoa học ứng dụng kiến thức của toán học, vật lý, hóa học… để tìm lời giải cho các bài toán kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giải pháp công trình nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước cũng như dự báo, cảnh báo, điều tracác dạng thiên tai lũ lụt, hạn hán, lũ quét… Bên cạnh đó ngành này cũng tìm cách hạn chế, khắc phục, giảm nhẹ những thiệt hại cũng do nước gây ra xây dựng các công trình như đê, kè, đập…
Khi nói đến những kỹ sư thủy lợi, người ta không đơn thuần chỉ nghĩ đến những kỹ sư chuyên xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện hay dân dụng đơn thuần mà họ hầu như đã vươn ra rộng khắp các ngành liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá của tổ quốc.
Nghề kỹ sư thủy lợi làm gì?
Kỹ sư thủy lợi, nghề xã hội luôn cần
– Quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi.
– Quản lý, điều phối trong các cơ sở kinh doanh hoặc các cơ quan chính phủ, chịu trách nhiệm cho việc quản lý, phát triển tài nguyên thiên nhiên.
– Nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, tổ chức, quản lý và khai thác hệ thống và công trình cấp thoát nước.
– Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sống đô thị và nông thôn, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn…
– Nghiên cứu và phát triển máy xây dựng và máy thủy lực, thiết bị thủy lợi, thủy điện.
– Lên kế hoạch khai thác các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện một cách tối ưu.
– Đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo xu thế biến đổi môi trường, đánh giá và quản lý chất lượng nước, xử lý nước và nước thải.
Kỹ sư thủy lợi – nghề vui buồn gắn liền với Nước
Kỹ sư thủy lợi làm việc ở đâu?
Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài trên 3.600 km, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Việc quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên quý báu của đất nước được thể hiện trên các lĩnh vực như: khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, quản lý lưu vực sông, bờ biển, xây dựng sửa chữa và cải tạo các hệ thống công trình thủy lợi một cách hiệu quả đang là thách thức hàng đầu của toàn ngành.
Bạn có muốn góp phần tạo nên công trình thủy lợi hiện đại?
Đứng trước những thách thức lớn như vậy, ngành Thủy lợi hàng năm được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình mới, các công trình nghiên cứu khoa học, quản lý… Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành này có thể được tuyển dụng và công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão…
Phần lớn kỹ sư thủy lợi làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn xây dựng, các công ty tư vấn, xây dựng thủy lợi, các công trình xây dựng nhà máy thủy điện, các nhà máy thủy điện, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các nhà máy chế tạo, các công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi v.v… Như vậy, cơ hội làm việc trong ngành thủy lợi rất phong phú.
Nhu cầu ngành Kỹ sư thủy lợi rất lớn
Thực tế nhu cầu kỹ sư ngành thủy lợi rất lớn đặc biệt là kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư kỹ thuật công trình thủy, kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật cơ khí thủy lợi… Ngành thủy lợi có nhiều chuyên ngành như: Thủy văn tài nguyên nước, Kỹ thuật thủy điện và năng lượng tái tạo, Cấp thoát nước, Kĩ thuật bờ biển, Kĩ thuật cơ khí thủy lợi, Kĩ thuật tài nguyên nước…
Ngành Kĩ thuật công trình thủy đào tạo chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, khai thác… các công trình thủy. Ngành kĩ thuật bờ biển (đào tạo kỹ sư chuyên sâu về các công trình dọc bờ biển, đảo, quần đảo…) cũng đang khát nhân lực… Nơi làm việc của ngành thủy lợi rất rộng: các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão…