Tìm hiểu về ngành quản lý văn hóa
Ngành Quản lý Văn hóa là gì?
Là ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ngành Quản lý Văn hóa thì học gì?
Kiến thức
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
- Có kiến thức khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Có kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch, xã hội học; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, đặc biệt là quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có kiến thức ngoại ngữ tương đương trình độ B.
Kĩ năng
- Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa; có kỹ năng điều hành các tổ chức quản lý và hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở các cấp; kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng dân vận;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong việc quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa (máy ảnh, camera, ghi âm, projector…), có khả năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng internet;
- Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp;
- Có tinh thần tự giác, năng động, sáng tạo, có khả năng liên kết nghiên cứu khoa học, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
- Say mê nghiên cứu và có ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử – văn hóa; thường xuyên cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp nghiên cứu;
- Có ý thức tìm tòi, phổ biến giá trị văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng.
Ngành Quản lý văn hóa ra trường làm gì?
– Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.
– Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
– Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty Tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp.
– Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelancer) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
– Sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về Quản lý văn hóa ở nước ngoài như Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore…
Ngành Quản lý văn hóa cần những tố chất gi?
- Siêng năng, cần cù, chịu khó.
- Yêu thích và đam mê tìm hiểu văn hóa.
- Có thái độ bảo tồn và gìn giữ các di sản văn hóa.
- Có vốn hiểu biết về văn hóa nhất định.
- Biết Tiếng anh.