www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành địa lý học

Ngành Địa lý học là gì?

 

Địa lý học là một ngành khoa học mang tính tổng hợp và tính liên ngành cao, tích hợp giữa ba mảng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế – xã hội và kỹ thuật-công nghệ, thể hiện ở ba lĩnh vực chính: địa lý tự nhiên – môi trường, địa lý nhân văn và địa thông tin.

 

Ngành Địa lý học thì học gì?

– Trang bị tri thức về quy luật thành tạo, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hoá lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất.

– Truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.

– Các cử nhân địa lý học có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm). Ngoài nghiên cứu và giảng dạy, các cử nhân Địa lý học có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

 

Ngành Địa lý học thì làm gì?

Cử nhân ngành Địa lý có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông (khi được bổ sung kiến thức về sư phạm), đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

Chuyên ngành Địa lý môi trường: người tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Đánh giá chất lượng môi trường; Quản lý môi trường; Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.
Chuyên ngành Địa lý kinh tế: người tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Phân vùng kinh tế và quy hoạch vùng; Tổ chức sản xuất kinh tế theo không gian lãnh thổ; Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn.
Chuyên ngành Địa lý dân số – xã hội: người tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản, khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Dân số và các vấn đề phát triển; Dân số, sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình; Quản trị nguồn nhân lực.
Chuyên ngành Địa lý du lịch: người tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản, khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Quy hoạch và tổ chức các lãnh thổ di lịch; Hướng dẫn du lịch; Quản trị du lịch.