www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Làm sao để không chọn sai ngành nghề?

Để không chọn sai ngành nghề, nói một cách dễ hiểu là phải tìm hiểu và hiểu kỹ ngành nghề minh muốn chọn hay còn gọi là hiểu ngành, hiểu nghề và hiểu về bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì?

Tuy  nhiên, việc hiểu ngành, hiểu nghề không phải công việc một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có kiến thức để chọn ngành nghề và cần nhiều thời gian để hiểu được ngành nghề đó. Nói một cách dể hiều để hiều nghề là mình phải tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề đó xem mình có phù hợp hay không. Chuyện này không hề đơn giản vì có 400 ngành đào tạo hệ ĐH, CĐ, 800 ngành đào tạo hệ trung cấp vào hơn 1.000 nghề đào tạo hệ sơ cấp ngắn hạn. Hơn nữa, để hiều về bản thân cũng không hế đơn giản.

Cho nên, vIệc đầu tiên chúng ta phải hiểu mình (hiểu về bản thân có điểm mạnh, điểm yếu gì), tiếp theo phải lập được danh sách những ngành nghề mình cần tìm hiều, danh sách này bao gồm những ngành nghề phù hợp với tố chất của mình và những ngành nghề mình cảm thấy thích và đam mê. 

Để chọn được nghề phù hợp với tố chất và điểm mạnh của bản thân mình cần tiến hành các công việc như sau:

I. Hiểu mình (khám phá bản thân)

Việc hiểu mình có những điểm mạnh, sở trường, sở đoản và những điểm yếu, hạn chế cùng với những sở thích/đam mê hết sức quan trọng những cũng rất phức tạp. Chúng tôi đưa ra các bước giúp bạn có thể hiểu chính bạn hơn như sau:

Bước 1: Tự nhận xét về bản thân

Lấy một tờ giấy trắng và tự viết những nhận xét về chính mình. Một số câu hỏi giúp bạn thực hiện hoạt động này dễ dàng hơn: 

  • Bạn tự tin về bản thân nhất ở những mặt nào?
  • Trong các môn học, bạn thích môn nào nhất? Vì sao?
  • Bạn có là người thích giao tiếp, trao đổi với mọi người không?
  • Bạn có tài lẻ nào?
  • 3 điểm bạn mong muốn bản thân mình cải thiện?
  • Nếu cho bạn 5 từ miêu tả về bản thân, 5 từ ấy sẽ là?
  • ...

Lời khuyên: Miêu tả càng chi tiết càng tốt.  Bạn có thể trình bày dưới dạng cột (Tự tin / tự ti; Những điều mình thích / những điều mình giỏi,...) để dễ quan sát hơn.

Bước 2: Phỏng vấn ý kiến của 5 - 7 người thân về bạn

Bạn hãy chuẩn bị 1 tờ giấy khác và ghi chép những nhận xét của 5 - 7 người thân nhất với bạn. Những nhận xét ấy cũng tương tự như những gì bạn làm ở bước 1. 

Lời khuyên: Bạn nên sử dụng những câu hỏi giống như bước 1. Trong quá trình hỏi, bạn không đánh giá, nhận xét những đặc điểm mà người khác nói. Bạn chỉ việc ghi chép lại thôi.

Bước 3: Xếp những đặc điểm ấy vào cửa sổ Johari

Sau khi có 2 bản ghi chép, bạn sẽ lọc ra và xếp chúng vào 4 ô của cửa sổ Johari như sau:

 

Ổ “mở”

Gồm những đặc điểm có trong danh sách miêu tả của bạn và danh sách phỏng vấn người xung quanh.

Ô “mù”

Những điểm chỉ có trong danh sách phỏng vấn người xung quanh.

Ô “ẩn”

Những điều chỉ có trong danh sách miêu tả của bạn

Ô “đóng”

Để trống

 

Ý nghĩa của từng ô như sau:

  • Ô “mở”: Đây được xem là những đặc điểm phản ánh chính xác nhất về bạn, thông tin này có thể sử dụng trong quá trình tìm kiếm ngành, nghề phù hợp.
  • Ô “mù”: Đây là những đặc điểm bạn không cảm nhận được, nhưng người khác lại thấy bạn có. Bạn cần HỎI kỹ hơn những người xung quanh để biết vì sao họ lại có những nhận xét này. Nếu bạn thấy phù hợp, có thể đưa thông tin ấy vào ô “mở”. Nếu không, cứ giữ nguyên.
  • Ô “ẩn”: Đây là những điều người khác không nhận ra ở bạn. Bạn cần CHIA SẺ với những người xung quanh về những đặc điểm này. Nếu người khác thấy đúng, bạn có thể đưa thông tin này vào ô “mở”. Nếu không, cứ giữ nguyên.
  • Ô “đóng”: Đây được xem là những thông tin mà cả bạn lẫn người khác đều không biết về chính bạn. Cách duy nhất để mở rộng ô này là HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP tích cực hơn để dần khám phá bản thân.

Bước 4: Lập danh mục ngành nghề theo sở thích/đam mê

Sau khi đã có khoảng 10 đặc điểm ở ô “mở”, bạn hãy liệt kê 5 - 10 ngành, nghề mà bạn thích / đam mê. Tuy nhiên trong các ngảnh nghề bạn thích/ đam mê có một số ngành nghề có thể không phù hợp với tố chất của bạn,

II. Lập danh sach ngành nghề phù hợp tố chất của bản thân

Nhằm giúp học sinh có thể định hướng chính xác hơn về nghề nghiệp phù hợp với tố chất của bản thân, tiến sỹ tâm lý học người Mỹ – John Holland đã xây dựng bộ trắc nghiệm hướng nghiệp tính cách/ngành nghề gồm 54 câu để chọn ra những ngành nghề phù hợp với từng nhóm người.

Theo John Holland, tính cách và môi trường làm việc có thể chia làm 6 nhóm sau

  1. Realistic – Kỹ thuật: Xây dựng, sửa chữa, thích làm việc ngoài trời, công cụ máy móc
  2. Investigative – Nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, khám phá, giải quyết vấn đề
  3. Artistic – Nghệ thuật: Sáng tạo, độc lập, độc đáo, hứng thú với nghệ thuật, sân khấu, âm nhạc, viết lách
  4. Social – Xã hội: Hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ dẫn, chăm sóc
  5. Enterprising – Mạnh bạo: Bán hàng, quản lý, thuyết phục
  6. Conventional – Tổ chức: Ngăn nắp, tổ chức, xử lý dữ liệu, tính toán

Mỗi nhóm người có những ngành nghề phù hợp với mình khác nhau. Các bạn hãy làm trắc nghiệm để xem tố chất của mình phù hợp với những ngành nghề nào theo đường Link: https://tuyensinhhot.com/holland

Kết quả của trắc nghiệm sẽ cho biết bạn thuộc nhóm người nào trong 6 nhóm người trên và đưa ra đặc điểm của nhóm người này như: điểm mạnh, điểm yếu, môi trường làm việc thích hợp, các loại bệnh có thể gặp và danh sách các ngành nghề phụ hợp với tố chất của mình. Tuy nhiên, danh sách này có thể có những ngành nghề bạn thích nhưng có thể bạn không thích mặc dù phù hợp với tố chất của bạn.

III. Hiểu ngành, hiểu nghề 

Để hiểu ngành, hiểu nghề các bạn phải lập được danh sách ngành nghề cần tìm hiểu. Từ danh sách ngành nghề đã lập trong mục I và mục II các bạn tạo ra danh sách ngành nghề cần tìm hiểu bằng cách hợp nhất 02 danh sách trong mục I và mục II như sau:

  • Loại bỏ những ngành nghề không phù hợp với tố chất của mình trong mục I khi đối chiếu với danh sách mục II
  • Loại bỏ những ngành nghề mà minh không thích/đam mê trong mục II

Sau khi có danh sách ngành nghề cần tìm hiểu, các bạn tiến hành tìm hiểu lần lượt từng ngành nghề theo các bước sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu ngành nghề thông qua sách vở, tài liệu bao gồm các mục như: ngành nghề đó học gì? ra trường làm những việc gì, làm việc ở đâu và làm được những vị trí nào? những cơ hội, thuận lợi cũng như những khó khăn của ngành nghề này Có thể "nhập tên ngành" cần tìm hiểu tại đây https://tuyensinhhot.com/career
  • Bước 2: Tìm hiểu ngành nghề thông qua những người khác (tối thiểu 5 người cho mỗi ngành nghề) đang làm hoặc đã từng làm ngành nghề mình muốn tìm hiểu. Các bạn nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi cần hỏi trước khi hẹn gặp những người này để buổi gặp gỡ được hiệu quả hơn.
  • Bước 3: Tìm hiểu ngành nghề thông qua việc tham quan các công ty, xí nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực những ngành nghề mình cần tìm hiểu. Khi tham quan nhớ mang theo tập vỡ ghi chép lại những điều mình cần và tích cực hỏi những điều mình chưa rõ. (nếu có thể)
  • Bước 4: Trãi nghiệm thực tế những ngành nghề mình muốn tìm hiếu (nếu có thể vì việc trãi nghiệm rất khó thực hiện VD: bạn nào thích giáo viên có thể dạy học thử, thích quản lý có thể làm lớp trưởng, thich kinh doanh có thể đi bán hàng ...)

Kết luận: Thông qua tìm hiểu ngành nghề theo tuần tự như trên các bạn đã có đủ kiến thức để tự tin chọn được một ngành nghề phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn thành công. Bạn có thể tìm hiểu qua clip dưới đây.

Clip Hướng dẫn chọn ngành, chọn nghề

Ths. Vương Hồng Quân - Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của tuyensinhhot.com