Tìm hiểu về ngành bảo hộ lao động
Mỗi một chuyên ngành học tại trường đại học đều có tính ứng dụng nhất định với cuộc sống hiện nay. Nhất là vào thời buổi kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng thì những ngành “hot” đều được các sinh viên lựa chọn nhiều hơn cả. Nếu bạn là học sinh, sinh viên đang muốn tìm kiếm những thông tin liên quan đến chuyên ngành này khi học trên ghế nhà trường cùng như tính ứng dụng của nó sau khi tốt nghiệp thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây để có những thông tin bổ ích cho mình nhé.
- Định nghĩa về ngành bảo hộ lao động
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản ngành bảo hộ lao động đó là chuyên ngành đào tạo sinh viên thành những kỹ sư, chuyên viên trong lĩnh vực bảo vệ, an toàn cho sức khỏe của nghề nghiệp. Những sinh viên khi tốt nghiệp chuyên ngành trên sẽ có năng lực tư vấn, xây dựng cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh những định hướng, giải pháp về kỹ thuật quản lý, huấn luyện nhân sự, an toàn cho sức khỏe cho nhân viên của mình trong khi làm việc. Qua đó bảo vệ sức khỏe, tài sản cho doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành trên có thể làm việc trong cách công ty, doanh nghiệp, tập đoàn xuyên quốc gia,không phân biệt bất cứ một mô hình kinh doanh nào. Qua đó thể hiện được đầu ra, mức độ cần việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên ghế nhà trường.
- Giáo trình chuyên ngành bảo hộ lao động
– Học sinh ứng tuyển thi
Học sinh, sinh viên cá nhân muốn theo học chuyên ngành bảo hộ lao động có thể tham dự xét tuyển theo điểm thi đại học của mình trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
– Giáo trình chuyên ngành bảo hộ lao động
Tương tự như những chuyên ngành khác sinh viên theo học chuyên ngành bảo hộ lao động cũng phải thực hiện những môn học đại cương như những sinh viên chuyên ngành khác.
Những môn học chuyên ngành cụ thể như:
- Giáo trình ngành Sản xuất công nghiệp: với những môn học cơ bản như: an toàn điện, an toàn hóa chất, an toàn đối với lò đốt, lò hơi, an toàn đối với thiết bị áp lực, an toàn đối với thiết bị sản xuất( bao gồm những thiết bị hoạt động công nghiệp với tần suất lớn, thiết bị cắt gọt sắc nhọn, thiết bị vận chuyển trong nội bộ dây chuyền sản xuất), Công thái học, bệnh nghề nghiệp.
- Giáo trình ngành xây dựng bao gồm: chuyên mục an toàn điện, an toàn đối với những thiết bị chuyên về áp lực, an toàn đối với những hoạt động trên cao, thi công ngầm, thi công trên mặt nước, dưới nước (đây là các hình thức lắp đặt, kéo điện lưới phổ biến nhất hiện nay)
- An toàn đối với những thiết bị thi công trên công trình như: máy ủi, máy xúc, máy cải tiến…, môn công thái học, bệnh nghề nghiệp của nhân viên, tổ chức an toàn giao thông trên công trường xây dựng.
- Ngành giao thông vận tải: Chịu trách nhiệm an toàn trong sắp xếp hàng hóa, kỹ thuật chằng, buộc hàng khi vận chuyển, an toàn vận tải đường thủy…
Với những chuyên ngành cụ thể cũng như từng quy mô kinh doanh sẽ có những đặc tính cần được bảo vệ khác nhau. Điều này sinh viên sẽ được giảng viên phổ biến cụ thể hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, nếu hoàn thành tốt quá trình học tập tại nhà trường thì tất cả các sinh viên thuộc chuyên ngành bảo hộ lao động đều không cần lo lắng về đầu ra sau này của mình sau khi tốt nghiệp tại trường.
- Công việc cụ thể ngành bảo hộ lao động
– Giám sát, quản lý chung toàn bộ nhân lực, đơn vị thi công tại công trường.
– Triển khai, tổ chức xây dựng toàn bộ nội quy, quy trình hoạt động, bảo vệ cho tất cả công nhân viên của công ty khi đang làm việc trong mô hình kinh doanh.
– Huấn luyện, tổ chức học tập cho công nhân để thực hiện đúng quy trình tại công trường.
– Theo dõi, giám sát, điều hành những máy móc thiết bị khi làm việc trên công trình.
– Xử lý những tình huống cấp bách xảy ra trên công trường
– Phối hợp với những bộ phận khác trong doanh nghiệp để duy trì hoạt động cũng như triển khai những kế hoạch đã được đề ra.
– Biên soạn, hướng dẫn những thông tin, tài liệu liên quan đến an toàn lao động trên công trình thi công, hoạt động sản xuất
– Xây dựng quy chế, nội quy, nguyên tắc an toàn lao động cho các cán bộ công nhân viên.
– Nhận diện những mối nguy hại xảy ra trong việc giữ an toàn lao động
– Chịu trách nhiệm toàn bộ những công việc liên quan đến việc giữ an toàn lao động cho người và tài sản của doanh nghiệp trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp.
– Báo cáo với cấp trên, ban lãnh đạo công ty về tình hình bảo hộ an toàn lao động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế.
Hy vọng với bài viết cung cấp đầy đủ tất cả những thông tin liên quan đến ngành bảo hộ lao động ở nước ta từ hiểu về chuyên ngành, môn học quan trọng nhất đến những ứng dụng của chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp trên ghế nhà trường đã giúp cho bạn có thêm những thông tin xác thực, bổ ích nhất cho việc chọn chuyên ngành học của mình tại ngôi trường của chúng tôi.