Giới thiệu về ngành công tác xã hội
Tại Việt Nam, ngành Công tác xã hội là một trong các ngành thiếu nhân lực trầm trọng. Nếu các bạn cũng đang quan tâm tới ngành này và có nhu cầu theo đuổi thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi ngay sau đây!
1. Ngành Công tác xã hội là ngành như thế nào?
Mặc dù cụm từ “công tác xã hội” nhưng không phải ai cũng hiểu hết về ngành này. Trong vài năm trở lại đây, ngành Công tác xã hội đang dần được coi trọng và chú ý hơn. Đồng thời nó cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế và xã hội của đất nước.
Công tác xã hội là một ngành nghề có sứ mạng đặc biệt. Những người học ngành nghề này sẽ tham gia vào công tác giúp đỡ, hỗ trợ và chăm sóc cho đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn, không may mắn, ví dụ như: người nghèo, người khuyết tật, người không có khả năng tự vệ hay tự chăm sóc cho bản thân, người mắc bệnh nan y, nạn nhân gặp thiên tai, biến cố,…
2. Mục tiêu đào tạo ngành Công tác xã hội
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu đào tạo ngành Công tác xã hội đó là tạo ra các cử nhân ngành vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, đồng thời có ý thức phục vụ, chăm lo cho nhân dân, nắm vững các kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Người tốt nghiệp ngành CTXH có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ xã hội, đồng thời nâng cao được nâng lực con người.
2.2. Mục tiêu chung
* Về kiến thức:
Khi học ngành Công tác xã hội các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về khoa học cơ bản, hiện đại cùng những kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp. Đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận tốt các vị trí của một nhân viên Công tác xã hội tại các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể quần chúng. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo để có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong giao tiếp.
* Về kỹ năng:
Nhà trường đảm bảo cho các bạn sinh viên có đủ những kỹ năng cung ứng dịch vụ và làm công tác xã hội chuyên nghiệp một cách độc lập hoặc theo nhóm ở nhiều lĩnh vực như: Văn hóa – xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, sức khỏe, dân số, pháp luật, kinh tế,… Mục đích là để có thể hỗ trợ tốt nhất cho những người yếu thế, dễ bị tổn thương, gặp nhiều nguy cơ
Áp dụng tốt tiến trình thực hiện giải quyết vấn đề cho cá nhân/nhóm/cộng đồng là thân chủ của mình
Có thể áp dụng tốt các kỹ năng quan sát, lắng nghe, vấn đàm, vãn gia, tham vấn, viết phúc trình
Triển khai tốt các phương pháp công tác xã hội như: CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng và điều tra xã hội học, phát triển cộng đồng
Có kỹ năng tổ chức và liên kết tài nguyên trong cộng đồng để thực hiện giải quyết các vấn đề về xã hội
* Thái độ:
Đảm bảo sinh viên sau khi theo học ngành Công tác xã hội thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lenin, có thái độ yêu nước, yêu nghề, ý thức trách nhiệm đạo đức tốt. Bên cạnh đó, sinh viên phải có một lối sống tốt, tác phong làm việc nghiêm túc, mẫu mục.
Mặt khác, sinh viên cần phải nắm vững được sứ mạng, mục đích, chức năng, quan điểm và giá trị của ngành Công tác xã hội mà mình theo đuổi.
3. Trường nào đào tạo ngành công tác xã hội uy tín?
Hiện nay, có khá nhiều trường đang đào tạo ngành Công tác xã hội, một trong số đó có trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2. Đây cũng là đơn vị có tiếng trong lĩnh vực trồng người. Bên cạnh ngành Công tác xã hội thì trường còn đào tạo rất đa dạng các lĩnh vực khác như: Công nghệ thông tin, Điện – Điện tử, Bán hàng trong siêu thị, Kế toán,….
Trường luôn không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, chính vì vậy, Cao đẳng Kỹ nghệ 2 rất chủ động trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Các phòng học tại trường rộng rãi, được lắp đặt đầy đủ quạt, đèn, máy lạnh, máy chiếu,… và có nhiều phòng thực hành nhằm tạo ra môi trường học tập chuyên nghiệp nhất. Mặt khác, trường cũng có sự góp mặt của đội ngũ giảng viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất giàu kinh nghiệm. Họ không chỉ cung cấp hành trang kiến thức, kỹ năng mà còn truyền thụ cho sinh viên nhiều kinh nghiệm hữu ích trong công việc.
Ngoài ra, Cao đẳng Kỹ nghệ 2 cũng rất chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng tin học và tiếng Anh giúp sinh viên có ưu thế hơn khi tốt nghiệp ra trường và xin việc làm.
Ngành Công tác xã hội là một ngành tương đối đặc biệt. Công việc CTXH chú trọng vào yếu tố con người và hoạt động vì mục đích giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người yếu thế. Vì vậy, khi học ngành này các bạn cần phải có đam mê. Đồng thời, hãy tìm cho mình một ngôi trường đào tạo uy tín để được hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hành trang nhất, giúp bạn tự tin hơn với công việc trong tương lai.