www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông

Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông là gì?

 
Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông hay còn gọi là ngành điện tử viễn thông sử dụng các công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị và phương tiện giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người được thuận lợi trong các điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử và truyền thông đưa tri thức của loài người đến toàn xã hội tạo sự  tương tác và khăng khít không thể thiếu. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn tại Việt Nam
 

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông học gì?

Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – truyền thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Kỹ thuật điện tử – truyền thông mà sinh viên được tiếp cận như: Truyền dẫn số, xử lý âm thanh và hình ảnh, cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, kỹ thuật phát thanh và truyền hình, an ninh mạng thông tin…

 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông ra trường làm gì?

Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, đều đặn qua các năm và trong tương lai. Trong đó số lượng việc làm dành cho các kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật điện tử – truyền thông sau khi tốt nghiệp ra trường đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập cao và ổn định tại các vị trí quan trọng như:
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động…
  • Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông cần tố chất gì?

Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông, bạn cần những tố chất sau:
1/ Tư duy logic: Đây là một tố chất quan trọng vì điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn thông minh, năng động và say mê lĩnh vực Điện tử, truyền thông vì đây là một ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải luôn tìm tòi, cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.

2/ Kiên trì, nhẫn nại: Làm việc trong lĩnh vực điện tử, truyền thông thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm Điện tử, truyền thông rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nhẫn nại trong ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông còn có nghĩa là bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.

3/ Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

4/ Kỹ năng ngoại ngữ: Ngành Điện tử, truyền thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kỹ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được sử dụng trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử, truyền thông phát triển. Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành.

5/ Khả năng làm việc theo nhóm: Điện tử, truyền thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.