www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông được hiểu như thế nào?

 Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (Telecommunication - Electronic Engineering) hiện đang có sự chuyển dịch và thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số hiện nay. Đồng thời cũng  là cơ hội vàng cho nhiều bạn trẻ tài năng được tỏa sáng. Theo một thống kê gần đây, trong vòng 10 năm tới, toàn ngành sẽ có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa. Do đó, nhu cầu về nhân lực cho ngành này cũng sẽ tăng theo để đáp ứng xu hướng phát triển chung của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông. 

 

 Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (Telecommunication - Electronic Engineering) hiện đang có sự chuyển dịch và thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số hiện nay. Đồng thời cũng  là cơ hội vàng cho nhiều bạn trẻ tài năng được tỏa sáng. Theo một thống kê gần đây, trong vòng 10 năm tới, toàn ngành sẽ có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa. Do đó, nhu cầu về nhân lực cho ngành này cũng sẽ tăng theo để đáp ứng xu hướng phát triển chung của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông. 

 Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông là gì? 

  • Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu rằng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  • Khi theo học ngành này, chương trình đào tạo dành cho sinh viên thông thường sẽ bao gồm những môn học như sau: ngoài những môn đại cương như kinh tế, chính trị,  toán, vật lý đại cương… trong những học kỳ đầu thì ở những học kỳ tiếp theo sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu phù hợp cho chuyên ngành của mình như trường điện tử, kỹ thuật lập trình, vi xử lý, điện tử số, điện tử thông tin, xử lý tín hiệu… Ngoài ra, sinh viên sẽ được hỗ trợ rèn luyện và thực hành các kỹ năng liên quan đến việc vận hành, bảo trì, sửa chữa cũng như nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông trong công nghiệp và đời sống dân dụng. 

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông 

  • Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật.
  • Tư duy độc lập, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Khả năng trình bày và báo cáo kết quả.
  • Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông.
  • Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc.
  • Có tính kiên trì, nhẫn nại, có trách nhiệm.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả.

Triển vọng ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông 

  • Sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành điện tử viễn thông, các bạn sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau như:
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, truyền hình,...
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch, tối ưu mạng tại những công ty viễn thông
  • Kỹ sư sản xuất phần mềm trên thiết bị di động.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn tại các công ty điện tử viễn thông (Viettel, FPT, VNPT, VinGroup…)
  • Làm việc tại các phòng nghiên cứu và quy hoạch mạng điện, thiết bị điện - điện tử.
  • Làm việc cho các nhà máy công nghệ tự động hóa cao.
  • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề điện tử viễn thông.
  • Làm việc trong các công ty chuyên về sản xuất mạch điện tử viễn thông hay truyền thông điện tử.  
  • Về mức lương hiện nay của các kỹ sư Điện tử – viễn thông được thống được đánh giá là khá hấp dẫn. Theo thống kê trong những năm gần đây, mức lương này sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu đồng/tháng thậm chí có thể lên đến 2.000 USD/ tháng (khoảng 45 triệu VNĐ) tùy thuộc vào tính chất công việc, kinh nghiệm bản thân và quy mô doanh nghiệp. 

Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông là gì? 

  • Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu rằng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  • Khi theo học ngành này, chương trình đào tạo dành cho sinh viên thông thường sẽ bao gồm những môn học như sau: ngoài những môn đại cương như kinh tế, chính trị,  toán, vật lý đại cương… trong những học kỳ đầu thì ở những học kỳ tiếp theo sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu phù hợp cho chuyên ngành của mình như trường điện tử, kỹ thuật lập trình, vi xử lý, điện tử số, điện tử thông tin, xử lý tín hiệu… Ngoài ra, sinh viên sẽ được hỗ trợ rèn luyện và thực hành các kỹ năng liên quan đến việc vận hành, bảo trì, sửa chữa cũng như nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông trong công nghiệp và đời sống dân dụng. 

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông 

  • Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật.
  • Tư duy độc lập, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Khả năng trình bày và báo cáo kết quả.
  • Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông.
  • Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc.
  • Có tính kiên trì, nhẫn nại, có trách nhiệm.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả.

Triển vọng ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông 

  • Sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành điện tử viễn thông, các bạn sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau như:
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, truyền hình,...
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch, tối ưu mạng tại những công ty viễn thông
  • Kỹ sư sản xuất phần mềm trên thiết bị di động.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn tại các công ty điện tử viễn thông (Viettel, FPT, VNPT, VinGroup…)
  • Làm việc tại các phòng nghiên cứu và quy hoạch mạng điện, thiết bị điện - điện tử.
  • Làm việc cho các nhà máy công nghệ tự động hóa cao.
  • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề điện tử viễn thông.
  • Làm việc trong các công ty chuyên về sản xuất mạch điện tử viễn thông hay truyền thông điện tử.  
  • Về mức lương hiện nay của các kỹ sư Điện tử – viễn thông được thống được đánh giá là khá hấp dẫn. Theo thống kê trong những năm gần đây, mức lương này sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu đồng/tháng thậm chí có thể lên đến 2.000 USD/ tháng (khoảng 45 triệu VNĐ) tùy thuộc vào tính chất công việc, kinh nghiệm bản thân và quy mô doanh nghiệp.